Phong cách Industrial là gì? Đặc trưng trong thiết kế nội thất Industrial

Nếu bạn là một gia chủ cá tính, thích sự táo bạo và độc đáo, nhưng cũng yêu thích vẻ đẹp mộc mạc, đơn giản. Phong cách Industrial là một lựa chọn tuyệt vời cho bạn. Vậy, phong cách này có những đặc điểm gì? Làm thế nào để thiết kế nội thất theo phong cách Industrial phù hợp? Hãy tiếp tục đọc bài viết này, Mạnh Hệ sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn ngay lập tức!

Phong cách Industrial là gì? Đặc trưng trong thiết kế nội thất Industrial

Thiết kế nội thất phong cách Industrial đẹp độc đáo

Phong cách Industrial là gì?

Phong cách Industrial được dịch ra là phong cách công nghiệp, đang trở thành một xu hướng thiết kế sáng tạo được yêu thích trên toàn cầu. Nó được áp dụng rộng rãi trong các công trình kiến trúc, từ nhà ở, văn phòng, quán café cho đến nhà hàng, v.v., mang đến sự đa dạng và phong phú.

Thiết kế nội thất phong cách industrial

Nội thất phong cách industrial với những đường nét độc đáo và sáng tạo cực kỳ táo bạo

Khác với các phong cách thiết kế nội thất phổ biến như hiện đại, cổ điển, tân cổ điển,… Những phong cách đó thường tập trung vào việc che giấu khuyết điểm, làm cho các bức tường không đẹp trở nên hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, phong cách Industrial lại làm ngược lại, phong cách này hướng đến sự chân thật, mộc mạc và thô sơ, nhằm tạo nên một cảm giác gần gũi cho gia chủ.

Trần nhà trong phong cách nội thất industrial

Trần nhà trong phong cách nội thất industrial để lộ đường ống nước và hệ thống lọc gió 

Giống như tên gọi, phong cách thiết kế nội thất công nghiệp vẫn giữ được tính thô mộc, trần trụi như trong các nhà máy, công xưởng, nơi mà đồ đạc như khung thép, ống nước và ống thông gió được để lộ ra bên ngoài một cách tự nhiên.

Nội thất căn hộ chung cư phong cách industrial

Phong cách industrial được hiện đại hóa để phù hợp với căn hộ chung cư của gia chủ trẻ tuổi

Ngày nay, phong cách thiết kế Industrial đã được các kiến trúc sư sử dụng linh hoạt hơn, điều chỉnh để phù hợp với mọi độ tuổi và đặc điểm địa phương, đồng thời thích ứng với sự đa dạng của kiến trúc nhà ở, bao gồm căn hộ chung cư, nhà phố, quán café, nhà hàng,…

Để hiểu rõ hơn về phong cách thiết kế nội thất độc đáo này, hãy tiếp tục khám phá những đặc điểm nổi bật của phong cách Industrial.

Những đặc trưng trong phong cách thiết kế nội thất Industrial

Để tạo ra vẻ đẹp tổng thể mộc mạc, tự nhiên, các công trình thiết kế nội thất theo phong cách Industrial mang những đặc trưng sau đây:

Tối ưu hóa không gian mở

Nguồn cảm hứng của phong cách nội thất Industrial xuất phát từ những nhà máy, xí nghiệp, công xưởng, vì vậy thiết kế trong phong cách này thường mang đậm không gian thô, rộng lớn với thiết kế trần cao, các gian phòng được kết nối với nhau để tạo cảm giác thoáng đãng, đồng thời thể hiện quy mô rộng lớn như trong các nhà máy.

Tạo không gian mở cho nhà phong cách industrial có tầng lửng

Nhà có gác lửng phong cách industrial độc đáo

Với căn hộ duplex, penthouse và các loại căn hộ tương tự, bạn có thể dễ dàng thể hiện chiếc trần cao cùng với hệ thống trần thô tại các vị trí thông tầng. Ngoài ra, thiết kế có thể kết hợp phòng khách, nhà bếp và tích hợp các chức năng như phòng ăn, phòng giải trí, phòng sinh hoạt trong cùng một không gian để tối đa hóa diện tích căn phòng.

Kiểu dáng nội thất thô, góc cạnh

Góp phần tạo nên vẻ đẹp thô sơ đặc trưng của phong cách Industrial, các món đồ nội thất thường có kiểu dáng góc cạnh, cá tính, kết hợp với bề mặt nhám và gam màu xám xi măng mộc mạc. Đồng thời, các loại đèn truyền thống mang nét hoài cổ cũng là lựa chọn tuyệt vời để trang trí không gian nội thất theo phong cách công nghiệp, tạo thêm cảm giác ấm cúng.

Kiểu dáng nội thất góc cạnh mang lại vẻ đẹp cá tính cho phong cách industrial

Kiểu dáng nội thất góc cạnh chính là vẻ đẹp cá tính đặc trưng cho phong cách industrial

Chất liệu sử dụng chủ yếu là sắt, thép, xi măng

Nhằm tạo nên vẻ đẹp thô sơ của phong cách Industrial, các vách tường thường được trang trí bằng gạch thô ốp tường, sơn xi măng hoặc sử dụng giấy dán tường với tông màu xám, mang lại vẻ hiện đại và xu hướng xi măng.

Sử dụng chất liệu gỗ và sắt trong nội thất phong cách industrial

Sử dụng chất liệu gỗ và sắt trong phong cách nội thất industrial

Trong phong cách Industrial, thường không sử dụng các loại gạch ốp sàn có bề mặt bóng loáng phổ biến. Thay vào đó, thường sử dụng sàn bê tông hoặc sàn gỗ màu tối để tạo sự hài hòa cho tổng thể ngôi nhà.

Chất liệu gạch thẻ ốp tường mộc mạc

Sử dụng gạch thẻ ốp tường mang lại vẻ đẹp mộc mạc và gần gũi với thiên nhiên

Trần nhà trong phong cách này không sử dụng chất liệu trần thạch cao với các hoa văn uốn lượn như thường thấy. Thay vào đó, trần được đơn giản hóa với màu sơn chủ yếu và được trang trí bằng những chiếc ống nước, ống thông gió.

Màu sắc tông tối là chủ yếu

Phong cách Industrial sử dụng gam màu tối và màu xám làm tông chủ đạo, tận dụng gam màu tự nhiên của các chất liệu thô như xi măng và sắt thép. Để tạo sự đồng nhất cho không gian, bạn có thể chọn màu đen làm lớp nền hoàn hảo hoặc sử dụng các gam màu như nâu, da bò để làm điểm nhấn, mang đến vẻ đẹp sang trọng và thanh lịch, giảm bớt sự nhàm chán cho ngôi nhà.

Tông màu tối là đặc trưng của phong cách công nghiệp

Không gian chủ đạo với tông màu tối là đặc trưng trong thiết kế phong cách industrial

Tập trung bố trí cửa sổ và ánh sáng

Do tổng thể không gian nội thất phong cách Industrial sử dụng gam màu tối, thì việc bố trí cửa sổ để tận dụng ánh sáng tự nhiên và cách sắp xếp hệ thống đèn để tạo ra những mảng nội thất chính phụ là một nghệ thuật độc đáo trong thiết kế nội thất khi sở hữu một ngôi nhà mang phong cách công nghiệp.

  Bố trí cửa sổ và ánh sáng là yếu tố mang tính nghệ thuật trong phong cách industrial

Bố trí cửa sổ lớn tối ưu ánh sáng tự nhiên và cách sử dụng đèn trang trí tạo nên những mảng nội thất chính phụ vô cùng độc đáo

Tham khảo những phong cách thiết kế nội thất đang được yêu thích nhất hiện nay:

Tổng hợp những mẫu thiết kế nội thất phong cách Industrial đẹp nhất

Với mỗi loại kiến trúc khác nhau, các chuyên gia thiết kế sẽ có những ý tưởng linh hoạt trong việc thiết kế nội thất theo phong cách Industrial để phù hợp với nhu cầu sử dụng và diện tích không gian. Tùy thuộc vào mục đích cụ thể, bạn có thể lựa chọn các mẫu thiết kế phù hợp nhất cho mình.

Thiết kế nội thất phòng bếp phong cách industrial

Thiết kế nội thất phòng bếp đẹp hiện đại với chiếc tủ bếp gỗ sơn màu xám nhám

Trang trí cửa sổ thép lớn trong thiết kế phòng khách phong cách industrial

Không gian phòng khác phong cách industrial tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên nhờ hệ cửa sổ lớn khung thép

Thiết kế nội thất phòng ngủ phong cách công nghiệp đơn giản mà đẹp hiện đại

Trang trí phòng ngủ phong cách industrial đẹp trẻ trung với cách phối màu trắng và nâu gỗ

Nội thất căn hộ nhỏ phong cách industrial cá tính

Căn hộ nhỏ có gác lửng thiết kế theo phong cách công nghiệp

Thiết kế nội thất phòng ngủ phong cách industrial độc đáo

Ốp tường bằng gạch thẻ mộc mạc, mang đến vẻ đẹp gần gũi cho phòng ngủ Industrial

Decor phòng giải trí phong cách industrial

Decor phòng giải trí độc đáo với chất liệu thép thô sơ cùng vải da nâu làm điểm nhấn

Thiết kế văn phòng phong cách industrial mộc mạc

Mẫu thiết kế nội thất văn phòng phong cách industrial độc đáo

Văn phòng không gian mở phong cách industrial

Tạo không gian mở thoáng đãng cho văn phòng mang phong cách công nghiệp đẹp hiện đại

Tạo không gian xanh và thoáng mát cho văn phòng phong cách công nghiệp

Cầu thang sắt và lan can sắt thô ráp là những yếu tố độc đáo mang lại cho văn phòng phong cách Indusrtrial thêm thú vị

Với những đặc trưng và những mẫu thiết kế nội thất phong cách Industrial đã được trình bày trong bài viết, Nội Thất Mạnh Hệ hy vọng mang đến cho bạn sự lựa chọn thú vị để hoàn thiện không gian sống của gia đình đầy tiện nghi, hiện đại và độc đáo, mang đậm dấu ấn riêng.

Nếu bạn vẫn có những vấn đề thắc mắc về thiết kế và thi công nội thất hoặc bạn có nhu cầu hoàn thiện không gian tổ ấm của gia đình mà không biết bắt đầu từ đâu? Vậy thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua HOTLINE: 028.777.888.39 – Tel: 0869.048.791 để được tư vấn cùng các chuyên viên và nhận ngay bản vẽ thiết kế nội thất MIỄN PHÍ khi thi công nhé!

CEO Hoàng Hệ

CEO Hoàng Văn Hệ
Founder/ Architect
Với hơn 15 năm quản lý và vận hành bộ máy công ty nội thất. Nhiều năm kinh nghiệm trong thiết kế nội thất và quản lý thiết kế thi công nội thất nhà phố, biệt thự, căn hộ...

Xem thêm...