Ngày nay, người Việt rất quan tâm đến việc thiết kế ban công nhà ở bên cạnh việc tập trung trang trí các không gian như phòng khách, phòng bếp hay phòng ngủ. Bởi nếu biết tận dụng, ban công sẽ là một khu vực chức năng phục vụ cho nhiều hoạt động khác của chủ nhà. Trong bài viết này, Mạnh Hệ sẽ gợi ý các ý tưởng trang trí và các mẫu thiết kế ban công đẹp nhất để bạn tham khảo nhé!
Tiêu chuẩn thiết kế ban công
Ban công là một phần mở rộng của sàn nhà nhô ra ngoài mặt tiền hoặc bên hông của tòa nhà, thường được xây dựng ở tầng hai trở lên. Ban công có thể có mái che hoặc không, và được bao quanh bởi lan can hoặc tay vịn để đảm bảo an toàn. Để thiết kế ban công chuẩn khoa học, phong thủy và hợp thẩm mỹ, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc mà chuyên viên thiết kế Mạnh Hệ chia sẻ sau đây:
Xác định công năng sử dụng
Việc xác định công năng sử dụng của ban công là bước quan trọng đầu tiên để thiết kế và thi công một ban công đẹp, tiện nghi và phù hợp với nhu cầu của gia đình bạn. Bạn muốn thiết kế ban công làm nơi thư giãn, giải trí hay là tạo thành một khu vườn nhỏ, nơi giặt phơi quần áo…. Chỉ khi xác định được công năng bạn mới có thể lựa chọn được ý tưởng trang trí và mẫu ban công phù hợp.
Nắm rõ kích thước, chiều cao tiêu chuẩn ban công
Kích thước và chiều cao tiêu chuẩn của ban công được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật liên quan như Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04:2019/BXD như sau:
Kích thước tối thiểu:
- Chiều rộng: 1.2m.
- Chiều dài: 1.8m.
Kích thước tối đa:
- Kích thước ban công nhô ra tối đa 0.9m nếu lộ giới từ 7 – 11m.
- Kích thước ban công nhô ra tối đa 1.2m nếu lộ giới ở khu chung cư đó rộng từ 12 – 15m.
- Kích thước ban công nhô ra tối đa 1.4m nếu lộ giới có độ rộng từ 16m trở lên.
Chiều cao tối thiểu:
- 1.4m tính từ mặt sàn lên phía trên tay vịn.
- 0.9m đối với vế thang, đường dốc.
- 1.1m ở các vị trí khác.
Đảm bảo tính an toàn
Đảm bảo an toàn cho thiết kế ban công bằng cách thiết kế các lan can dựa theo các thông số sau:
- Chiều cao tối thiểu từ mặt sàn lên phía trên tay vịn lan can là 1.4m.
- Chiều cao tối thiểu từ mặt sàn lên phía trên thanh ngang dưới cùng của lan can là 1.1m.
- Khoảng cách giữa các thanh đứng của lan can không được lớn hơn 10cm.
Lan can ban công nên được làm từ vật liệu chắc chắn, chịu lực tốt, không bị gỉ sét và có khả năng chống chịu thời tiết tốt. Một số vật liệu nên được dùng để chế tạo lan can như thép, nhôm, sắt, gỗ tự nhiên, kính cường lực,… Ngoài ra, bề mặt lan can nên nhẵn mịn, không có gờ cạnh sắc nhọn để tránh gây nguy hiểm. Cần thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng lan can ban công để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Có bản vẽ thiết kế chi tiết
Thiết kế ban công cần thiết phải có một bản vẽ phù hợp để gia chủ nắm được các thông số kích thước và lên ý tưởng trang trí cho phù hợp. Bản vẽ ban công cần thống nhất với phong cách thiết kế của toàn bộ ngôi nhà. Khi lên ý tưởng thiết kế nội thất, Mạnh Hệ luôn hỗ trợ thiết kế và lên ý tưởng cho ban công nhà bạn. Việc của bạn là xem bản vẽ và có thể đưa ra ý tưởng thay đổi nếu có với nhân viên thiết kế để hoàn thiện bản vẽ cuối cùng.
Cân đối màu sắc thiết kế
Tone màu chủ đạo khi thiết kế ban công thường sẽ sáng hơn so với tone màu nội thất. Sử dụng các món đồ nội thất, phụ kiện trang trí có màu sắc tương phản với màu sắc chủ đạo để tạo điểm nhấn cho ban công. Ví dụ, bạn có thể sử dụng gối ôm, thảm trải sàn, chậu cây cảnh có màu sắc tươi sáng để tạo điểm nhấn cho ban công màu trắng.
Chú ý hệ thống thoát nước
Hệ thống thoát nước ở khu vực ban công quan tâm rất cần được bạn chú trọng khi thiết kế. Nếu không lắp đặt hệ thống này đúng cách sẽ khiến cho khu vực ban công bị tồn đọng nước dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như thấm dột, sụt lún nền móng; rêu mốc, nấm phát triển; mùi hôi khó chịu,… Chính vì vậy, bạn cần đảm bảo cho hệ thống thoát nước được hoạt động liên tục để tránh tình trạng ứ nước mỗi khi trời mưa.
Quan tâm đến phong thủy
Trong văn hóa phương Đông, phong thủy đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống, bao gồm cả việc xây dựng nhà ở. Mỗi không gian trong nhà đều có những nguyên tắc phong thủy riêng, và ban công cũng không ngoại lệ.
Việc bố trí ban công hợp phong thủy sẽ mang lại nhiều lợi ích về tài vận, sức khỏe cho gia chủ. Hướng ban công cũng sẽ quyết định đến vận mệnh, tài lộc của gia chủ:
- Hướng Đông: Được xem là hướng tốt nhất trong phong thủy, tượng trưng cho sự khởi đầu mới, mang đến tiền tài, may mắn và sức khỏe dồi dào cho gia chủ.
- Hướng Nam: Mang đến sự ấm áp, an yên và thịnh vượng cho gia đình.
- Hướng Tây và Bắc: Nên tránh đặt ban công tại hai hướng này vì đây là những hướng xấu trong phong thủy, dễ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và tài vận của gia chủ.
Lựa chọn chất liệu tương ứng
Vì ban công là khu vực thường xuyên hứng trọn ánh nắng mặt trời và những trận mưa lớn vì vậy việc chọn chất liệu cho khu vực này rất quan trọng. Dù là bất cứ vật liệu gì cũng phải tuân thủ nguyên tắc bền bỉ – chống ẩm – chống mối mọt tốt – chống trơn trượt. Một số vật liệu có thể tham khảo như gạch men, gỗ tự nhiên, gỗ nhựa, kính,…
Ý tưởng trang trí ban công cực đẹp, tiết kiệm
Một số ý tưởng trang trí ban công dưới đây sẽ giúp cho bạn thiết kế khu vực ban công nhà mình ấn tượng nhất với chi phí vô cùng phải chăng:
Trang trí ban công với xích đu, ghế võng
Xích đu và ghế võng là những món đồ trang trí tuyệt vời cho ban công, mang đến không gian thư giãn và lãng mạn cho ngôi nhà của bạn. Bạn có thể lựa chọn xích đu hình quả trứng làm từ mây tre hiện là xu hướng HOT được giới trẻ yêu thích để trang trí cho khu vực này.
Ngoài ra, võng treo cũng là ý tưởng hấp dẫn bạn có thể tham khảo. Nên đặt xích đu hoặc ghế võng ở vị trí có tầm nhìn đẹp sẽ giúp bạn thư giãn và ngắm cảnh xung quanh. Và nhớ đảm bảo rằng xích đu hoặc ghế võng được treo chắc chắn và không có nguy cơ va đập vào các vật dụng khác.
Trang trí ban công với cây xanh
Khu vực ban cộng là nơi thường xuyên tiếp xúc với nguồn sáng, không khí tự nhiên. Vì thế muốn tạo sự thoáng mát cho nhà ở bạn nên biến khu vực ban công thành nơi trồng các loại cây xanh yêu thích. Có thể bố trí cây bằng chậu, hoặc cây treo, mảng tường cây,…
Nếu ban công của bạn có nhiều ánh sáng, bạn có thể chọn các loại cây ưa sáng như hoa hồng, hoa giấy, hoa lan,… Ngược lại, nếu ban công ít ánh sáng, bạn nên chọn các loại cây ưa bóng râm như dương xỉ, trầu bà, lưỡi hổ,… Cần lưu ý về kích thước cây trồng phải phù hợp với diện tích bạn công, nếu ban công có diện tích hạn chế, bạn nên chọn những cây nhỏ gọn, leo giàn hoặc treo chậu. Ngược lại, ban công rộng rãi có thể trồng các loại cây lớn, tạo điểm nhấn cho không gian.
Thiết kế ban công với sàn gỗ kháng ẩm
Ban công là nơi tiếp xúc với ánh nắng và mưa gió thường xuyên. Vì thế nếu vật liệu sử dụng cho khu vực này không có khả năng chống ẩm khi gặp nước, chống nứt khi gặp nắng gắt thì e rằng sẽ dễ hư hỏng và không có tuổi thọ cao.
Tốt nhất bạn nên lựa chọn sàn gỗ kháng ẩm và sơn một lớp PU để đáp ứng tăng khả năng chống chịu tốt. Lưu ý, sàn gỗ nên đồng bộ màu với sàn nhà hoặc có thể sáng hơn một chút.
Decor ban công với có nhân tạo
Cỏ nhân tạo là một lựa chọn cũng khá phổ biến để trang trí ban công. Với ưu điểm dễ dàng thi công và vệ sinh hơn so với cỏ tự nhiên. Bạn sẽ không cần tốn nhiều thời gian và công sức để chăm sóc chúng. Hơn nữa, cỏ nhân tạo có khả năng chống nước, chống nắng, tia UV và chịu được mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Thiết kế ban công thành vườn hoa, dàn hoa
Nếu bạn là một người yêu hoa, hãy biến ban công của mình thành một khu vườn hoa rực rỡ. Bạn có thể trồng hoa bằng chậu đặt trên sàn hoặc treo trên dàn đều được. Một số loại hoa nên trồng cho ban công như hoa hồng, hoa cúc, hoa lan, hoa đồng tiền, hoa thiên điểu, hoa giấy, dây leo, mướp đắng, bầu bí…
Decor ban công với các phụ kiện xinh xắn
Biến ban công thành một không gian thư giãn và xinh xắn với những phụ kiện trang trí đơn giản và dễ dàng mua sắm như kệ gỗ, khung gỗ, thảm trải sàn, ghế lười, sỏi đá, đèn lồng… Khi đó, tùy sở thích của mình, gia chủ sẽ trang trí sao cho vừa mắt.
Thiết kế ban công với tiểu cảnh
Biến ban công thành sân vườn nhỏ với các tiểu cảnh đa dạng như: Tiểu cảnh giếng trời, tiểu cảnh thác nước, tiểu cảnh hồ cá, tiểu cảnh bonsai,… Khi bố trí tiểu cảnh bạn cần lưu ý đến tải trọng của tiểu cảnh để tránh ảnh hưởng đến kết cấu ban công. Cần thiết kế hệ thống thoát nước tốt để tránh tình trạng ứ đọng nước gây ảnh hưởng đến cây xanh và vật liệu trang trí.
Thiết kế ban công thành góc đọc sách
Nếu muốn tạo một không gian đọc sách thoáng mát thì ban công là khu vực lý tưởng sau phòng đọc sách và phòng ngủ. Đồ vật cần cho khu vực đọc sách tại ban công nên có là ghế tựa lưng, bàn trà nhỏ hoặc là giá sách là đủ. Bạn cũng có thể bố trí thêm vài cây xanh để thanh lọc không khí xung quanh.
Thiết kế ban công không gian chill mỗi tối
Để biến ban công thành không gian thư giãn, chil mỗi tối, có thể là quán bar mini, nơi tụ họp ăn uống với gia đình bạn nên trang trí khu vực này bằng ánh sáng từ đèn led, nếu là quầy bar thì nên có thêm vài chiếc ghế cao và 1 bàn dài là đủ.
Thiết kế ban công thành khu vực giặt sấy
Đa phần các căn hộ chung cư có diện tích hạn chế thường sẽ biến khu vực ban công thành nơi giặt sấy của gia đình. Khi đó, họ sẽ trang bị hệ thống máy giặt, tủ đựng đồ vật và thiết kế nơi treo đồ tại đây. Nếu lựa chọn ý tưởng này bạn phải chú trọng đến hệ thống thoát nước và chất liệu làm ban công.
>>> Xem thêm ngay: 20 ý tưởng trang trí ban công đẹp tạo không gian thư giãn lý tưởng
[BTS] Mẫu thiết kế ban công đẹp, được yêu thích nhất 2024
Nếu bạn chưa hình dung chi tiết ý tưởng trang trí ban công nhà mình, mời bạn tham khảo các mẫu ban công đẹp nhất dưới đây để sáng tạo thêm nhé!
Mẫu thiết kế ban công theo phong cách
Mẫu thiết kế ban công phong cách hiện đại
Ban công phong cách hiện đại là sự lựa chọn phổ biến hiện nay do phong cách này được xem là phong cách thiết kế nội thất ăn ý với hầu hết mọi độ tuổi, giới tính. Thiết kế ban công phong cách này sẽ ưu tiên chất liệu sắt, kính, inox. Hình dáng ban công sẽ vuông vức với các chi tiết đơn giản, chú trọng công năng.
Mẫu thiết kế ban công phong cách Tân cổ điển, cổ điển
Khác với phong cách hiện đại, thiết kế ban công phong cách Tân cổ điển, Cổ điển sẽ yêu cầu tính cầu kỳ, tỉ mỉ trong lối thiết kế. Lối thiết kế theo phong cách này thường sẽ là vòng cung, lan can có thể uốn cong. Chất liệu làm lan can thường là sắt được uốn lượn kỹ xảo, nhôm đúc hoặc con tiện bằng xi măng .
Mẫu thiết kế ban công phong cách Bohemian
Phong cách này phù hợp để thiết kế ban công thành một góc chill, thư giãn lãng mạn tại nhà. Bạn có thể sử dụng các loại thảm, gối, rèm cửa có họa tiết hoa văn sặc sỡ như paisley, mandala, v.v. Kết hợp với các gam màu nổi bật như đỏ, cam, vàng, xanh lam, tím để tạo điểm nhấn cho ban công.
Chất liệu mây tre tự nhiên là một phần không thể thiếu trong thiết kế Bohemian. Bạn có thể sử dụng ghế sofa, bàn trà, kệ trang trí bằng mây tre để tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên.
Mẫu thiết kế ban công phong cách Vintage
Phong cách Vintage mang vẻ đẹp hoài cổ, lãng mạn và ấm cúng, là ý tưởng mới để thiết kế ban công. Bạn có thể sử dụng bàn ghế gỗ đã qua sử dụng, kệ gỗ thô mộc hoặc thậm chí là những chiếc thùng gỗ để làm chậu trồng cây. Tận dụng thêm một số phụ kiện trang trí Vintage như khung ảnh cũ, đồng hồ cổ, bình gốm sứ, v.v. để hoàn thiện vẻ đẹp cho ban công.
Mẫu thiết kế ban công theo loại hình nhà ở
Dựa vào các ý tưởng mà Mạnh Hệ giới thiệu phía trên để trang trí cho ban công nhà mình bạn nhé! Nếu bạn chưa hình dung được chi tiết hướng thiết kế ban công như thế nào, có thể tham khảo các mẫu có sẵn mà Mạnh Hệ đã lên ý tưởng:
Mẫu thiết kế ban công cho chung cư
>>> Xem thêm ngay:
- 22+ Ý Tưởng Thiết Kế Ban Công Chung Cư Nhỏ Đẹp Cuốn Hút Mới Nhất 10/2024
- Logia là gì? Nguyên tắt thiết kế và các mẫu ấn tượng nhất
Mẫu thiết kế ban công cho nhà phố
>>> Xem thêm ngay: [20+ Mẫu] ban công nhà phố/nhà ống đẹp mê mẩn
Mẫu thiết kế ban công cho biệt thự
Thiết kế cải tạo ban công
À phải nói là tui muốn liệt kê những mẫu “thiế kế ban công nhỏ đẹp thành nơi làm việc lý tưởng” này sau cùng, vì những lúc giải lao, thư giản như thế này ai lại muốn thấy hai từ làm việc nữa, nhưng để chứng minh rằng chúng ta đang lãng phí không gian nên tui mạng phép liệt kê nó trước.
Những căn hộ diện tích nhỏ có thể áp dụng mẫu này để thiết kế ban công nhỏ đẹp thành khu vực làm việc.
Thiết kế ban công đã không còn quá khó khi ban nắm được những thông tin và tham khảo các ý tưởng mà Mạnh Hệ chia sẻ trên đây. Mong rằng kiến thức chúng tôi cập nhật sẽ thực sự hữu ích với bạn. Trong quá trình thiết kế nội thất, Mạnh Hệ vẫn hỗ trợ thiết kế ban công theo nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, bản vẽ thiết kế mà chúng tôi cung cấp cho bạn sẽ đầy đủ các chi tiết nhỏ nhất.
>>> Xem thêm ngay: |