[Từ A-Z ] kinh nghiệm xây nhà cho người làm lần đầu chi tiết nhất

Chúng ta đều biết một ngôi nhà không phải là chiếc áo, chiếc quần để khi ta cảm thấy không hài lòng, không vừa mắt thì có thể đổi. Xây nhà là chuyện cả đời, chỉ cần “sai một ly đi một dặm” vậy nên để ngôi nhà được như mong đợi chắc chắn bạn phải có cho mình những kinh nghiệm để tránh các phát sinh và rủi ro không đáng có về sau. Nhưng kinh nghiệm đó ở đâu khi bạn chỉ mới xây nhà lần đầu? Cùng Mạnh Hệ đi tìm câu trả lời trong bài này nhé!

Bước 1: Xác định nhu cầu sống của gia đình

Nếu xây nhà cho riêng mình, thì bước này chủ yếu tập trung vào nhu cầu và sở thích của chính bạn. Khi đó, mọi thứ đều dựa trên mong muốn của bạn, mọi thứ có vẻ sẽ thoải mái hơn, “thích kiểu gì làm kiểu đấy”. Nhưng khi xây nhà cho cả gia đình, bạn phải hiểu được ngôi nhà đó xây dựng với mục đích gì, để kinh doanh hay để ở hay để cho thuê. Bạn phải nắm được số lượng thành viên trong gia đình là khoảng bao nhiêu người, tiếp đó hãy cộng thêm 3-4 người nữa nhằm dự trù sau này có phát sinh như người thân đến chơi qua đêm hay khách đến thăm nhà…

Việc nắm nhu cầu này sẽ giúp bạn cân đo, đong đếm để phân chia các khu vực chức năng phù hợp nhất.

Cân nắm nhu cầu và số lượng thành viên trong gia đình để xây nhà cho phù hợp
Cân nắm nhu cầu và số lượng thành viên trong gia đình để xây nhà cho phù hợp

 

Bước 2: Xác định quy mô – diện tích xây dựng nhà

Khi xác định cơ bản nhu cầu và số lượng thành viên trong gia đình, bạn đã nắm được bức tranh thổng thể, đến đây hãy suy nghĩ về diện tích và quy mô ngôi nhà sẽ thành hình của mình. Hãy xem xét kĩ căn nhà nên có những khu vực chức năng nào, số lượng các khu vực đó và số tầng hay tổng diện tích sàn.

Xây nhà lần đầu bạn cần tìm hiểu các quy định của Nhà nước về xây dựng nhà ở theo khu vực theo các tiêu chí:

  • Chiều cao cho phép xây dựng tối đa

  • Số tầng cho phép xây dựng tối đa

  • Diện tích cho phép xây dựng tối đa

 

Xác định quy mô, diện tích ngôi nhà sẽ xây
Xác định quy mô, diện tích ngôi nhà sẽ xây

 

Bước 3: Dự trù mức kinh phí xây dựng

Ngân sách đầu tư là một trong những yếu tố khá quan trọng vì nếu bạn không dự trù trước, lỡ sau này phát sinh đột ngột bạn sẽ khó mà xoay sở. Nên dự trù nhiều hơn 10% – 20%  so với mức ngân sách mong muốn. Vậy chi phí xây dựng nhà sẽ bao gồm những khoản nào?

  • Nếu bạn xây nhà trên mảnh đất có ngôi nhà cũ thì phải cần chi phí phá dỡ nhà và san lấp mặt bằng.

  • Nếu xây nhà trên nền đất yếu thì cần thêm chi phí gia cố móng để đảm bảo sự vững chắc cho căn nhà.

  • Chi phí cấp phép xây dựng sẽ phụ thuộc vào diện tích xây dựng nhà ở và khu vực được xây dựng.

  • Chi phí xây dựng nhà cơ bản = chi phí xây dựng phần thô + chi phí xây dựng phần hoàn thiện + phí nhân công + phí giám sát công trình + chi phí thuê nhà thầu.

  • Chi phí mua sắm vật tư thiết bị sẽ phụ  thuộc vào quy mô xây dựng và thương hiệu vật tư mà bạn chọn.

  • Chi phí thiết kế phụ thuộc vào phong cách nhà bạn muốn xây, theo mẫu có sẵn hoặc ý tưởng cá nhân.

 

Tính toán kĩ chi phí - ngân sách cần đầu tư cho ngôi nhà
Tính toán kĩ chi phí – ngân sách cần đầu tư cho ngôi nhà

 

Bước 4: Nên tham khảo phong thủy trước khi xây nhà

Yếu tố phong thủy luôn được chú trọng trong văn hóa tâm linh của người Á Đông, đặc biệt là vấn đề phong thủy nhà ở. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người dường như sẽ bỏ qua bước này để xây dựng luôn ngôi nhà của mình. Thiết nghĩ, “có thờ có thiêng”, “có kiêng có lành” bạn nên xem xét các yếu tố này để đảm bảo ngôi nhà sẽ được trọn vẹn hơn. Dưới đây là một số vấn đề mà Mạnh Hệ gợi ý cho bạn để cân nhắc:

  • Không nên xây nhà 2 NĂM: Có nghĩa là nhà của bạn được xây ở cuối năm này và kéo dài sang năm kia. Vì mỗi năm mỗi thời vận, mỗi vận trình khác nhau mà xây nhà là chuyện đại sự nên nếu xây nhà 2 năm thì có thể tốt năm này nhưng lại xấu năm kia. Hơn hết, nếu vô tình xấu năm sau thì công việc và gia đình của bạn sẽ bị ảnh hưởng.

 

Phải cân đối các yếu tố phong thủy để ngôi trở nên hoàn hảo hơn
Phải cân đối các yếu tố phong thủy để ngôi trở nên hoàn hảo hơn

 

  • Nên coi hướng, coi tuổi trước khi xây nhà: bởi nếu xây theo hướng mình thích thì sẽ dễ phạm vào tuổi Kim Lâu hay Hang Ốc hay không hợp tuổi với bạn và các thành viên trong gia đình. Điều này sẽ ảnh hưởng đến kết cuộc ngôi nhà về sau.

  • Không có bản vẽ thiết kế theo kiến trúc và phong thủy khi xây nhà: Bạn hãy hiểu rằng bản vẽ như là bản đồ, hướng đi để ngôi nhà được hoàn thiện theo đúng quy trình và khoa học. Có nhiều người xây nhà lên xong thì mới xem phong thủy, điều này sẽ khó có thể sửa chữa nếu vô tình sắp xếp các công năng vào cung vị xấu.

Có thể nhiều người không đặt nặng vấn đề tâm linh trong đời sống của mình, nhưng theo Mạnh Hệ bạn nên cân nhắc thêm phong thủy khi xây nhà để mái ấm của mình được trọn vẹn, suông sẻ hơn nhé!

Bước 5: Lựa chọn đơn vị thiết kế và thi công

Thị trường xây dựng hiện hữu quá nhiều đơn vị thiết kế – thi công kiến trúc và nội thất, điều này đặt bạn đứng trong vô vàn các sự lựa chọn để làm sao tìm ra được một đơn vị thiết kế kiến trúc và nội thất phù hợp nhất cho căn nhà mình. Vậy làm sao để bạn tìm được đơn vị chất lượng nhất?

Với nhà thầu thiết kế – thi công kiến trúc, phần thô:

  • Nhà thầu phải có kinh nghiệm thi công đọc bản vẽ.

  • Trường hợp bạn đến tham khảo bên đơn vị nhà thầu đã thi công nên đi trực tiếp vào toilet để xem các chi tiết trát, ốp lát mạch vữa và lắp đặt thiết bị vệ sinh kỹ tính là được.

  • Mọi điều khoản thỏa thuận phải được ràng buộc bằng hợp đồng

 

Lựa chọn đơn vị thi công phần thô phải uy tín vì đây là yếu tố chắc chắn, bền vững cho ngôi nhà
Lựa chọn đơn vị thi công phần thô phải uy tín vì đây là yếu tố chắc chắn, bền vững cho ngôi nhà

 

Với đơn vị chuyên thiết kế – thi công nội thất: 

Một đơn vị thiết kế – thi công nội thất chuyên nghiệp bắt buộc phải có xưởng sản xuất nội thất. Bạn nên tìm hiểu kĩ các thông tin về công ty đó qua website, các dự án đã thực hiện nhất là các dự án nhà phố. Tiếp đó, tham khảo các bản vẽ thiết kế nội thất xem có phong cách nào hay phong cách họ đã thực hiện có phù hợp với bạn hay không. Sau đó về phần giá cả, mức phí thiết kế và giá vật liệu có khớp với kế hoạch của gia đình không. Phần quan trọng cuối cùng là hãy xem đánh giá của các khách hàng đã từng sử dụng dịch về họ, bởi đó chính là lời nói thật nhất giúp bạn xem xét khả năng thi công của đơn vị.

Lựa chọn đơn vị thiết kế - thi công nội thất uy tín, chuyên nghiệp
Lựa chọn đơn vị thiết kế – thi công nội thất uy tín, chuyên nghiệp

Về phần bạn, trước khi đến gặp các KTS, chuyên viên thiết kế nội thất hãy chuẩn bị sẵn về các ý tưởng bạn muốn cho ngôi nhà mình. Đó có thể là phong cách, hướng nhà, số tầng, có bể bơi hay không, các hạng mục chức năng, các món nội thất muốn hiện hữu. Như vậy, sẽ giúp bên thiết kế – thi công sẽ nắm rõ mong muốn của bạn hơn, tránh việc thiết kế không đúng với nhu cầu, tốn thời gian và chi phí.

Bước 6: Xin phép xây dựng nhà

Xin giấy phép xây dựng nhà là điều không thể bỏ qua khi muốn cất nhà. Giấy tờ bạn cần chuẩn bị gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng, bạn có thể lựa chọn một trong hai cách sau:

  • Tìm mẫu đơn trên internet và in ra.

  • Đến cơ quan chức năng để yêu cầu được cung cấp mẫu đơn.

  • Đi kèm với đơn đề nghị:

  • Bản sao xác thực chứng minh quyền sở hữu đất (Sổ đỏ).

  • Bản sao bản thiết kế xây dựng.

  • Nếu công trình của bạn là công trình xây dựng liền kề, hãy đảm bảo thêm có bản cam kết về an toàn xây dựng đối với công trình kế bên.

 

Xin giấy phép xây dựng nhà trước khi tiến hành xây nhà
Xin giấy phép xây dựng nhà trước khi tiến hành xây nhà

 

Bước 7: Ký hợp đồng với đơn vị nhà thầu thi công

Sau khi có đầy đủ giấy phép xây dựng cũng như hoàn thành các bước trên, hãy tiến hành chốt và ký hợp đồng với đơn vị nhà thầu. Đến bước này bạn phải thực sự chú ý  đến các khoản cam kết về chi phí, hạng mục xây dựng, tiến độ các phần phạt hợp đồng để tránh sơ suất về sau.

Để cẩn thận hơn, hãy yêu cầu đơn vị thi công xuống trực tiếp hiện tượng để khảo xát cũng như xin phép các lối đi và nơi chưa vật liệu xây dựng nhất là trong các khu đông dân cư và đường đi khó khăn.

 

Ký hợp đồng với nhà thầu thi công nhà
Ký hợp đồng với nhà thầu thi công nhà

 

Bước 8: Tìm đơn vị / người giám sát thi công

Đây có vẻ là một bước cũng không kém phần quan trọng mà nhiều người có vẻ chưa chú tâm lắm. Chắc chắn các đơn vị thi công sẽ đảm bảo chất lượng cho bạn, nhưng việc có sự hiện diện của người giám sát sẽ khiến ngôi nhà tránh được sai sót gần như tuyệt đối.

Cần có người giám sát để ngôi nhà được xây dựng suôn sẻ
Cần có người giám sát để ngôi nhà được xây dựng suôn sẻ

 

Những kinh nghiệm xây nhà mà Mạnh Hệ cung cấp trên đây chắc chắn là những thông tin đúng – đủ – rõ bởi chúng cũng ở vai trò một đơn vị thiết kế – thi công phần thô và phần nội thất. Vậy nên, nắm được những vấn đề trên chắc chắn quá trình xây dựng nhà ở của bạn sẽ diễn ra thật suông sẻ! Chúc cho bạn sớm sở hữu một ngôi nhà như mong đợi nhé!

>>>Xem thêm:  Kinh Nghiệm Nhận Bàn Giao Chung Cư Đúng Nhất, Không Sót Điểm Nào

CEO Hoàng Hệ

CEO Hoàng Văn Hệ
Founder/ Architect
Với hơn 15 năm quản lý và vận hành bộ máy công ty nội thất. Nhiều năm kinh nghiệm trong thiết kế nội thất và quản lý thiết kế thi công nội thất nhà phố, biệt thự, căn hộ...

Xem thêm...