Với đặc trưng hạn chế về chiều ngang và mở rộng về chiều sâu, thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống luôn là vấn đề khiến các gia chủ phải băn khoăn không biết phải làm sao để không gian trở nên tiện nghi, thoáng đãng lại đảm bảo được tính thẩm mỹ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ bật mí cho bạn những kinh nghiệm quý giá mà Mạnh Hệ đã đúc kết được, kèm theo 25 mẫu phòng bếp nhà ống đẹp giúp bạn dễ dàng tìm được ý tưởng hoàn hảo cho không gian bếp nhà mình!
Thiết kế bếp liền phòng ăn cho nhà ống giúp tối ưu diện tích
Đặc điểm chung của phòng bếp nhà ống
Phòng bếp của nhà ống có những đặc điểm chung như:
- Bề ngang hẹp, diện tích nhỏ
- Mở rộng về chiều sâu
- Ánh sáng tự nhiên bị hạn chế
Hệ tủ bếp chữ L kết hợp bàn đảo giúp tối ưu diện tích chiều sâu nhà ống
Mặc dù đặc trưng của phòng bếp nhà ống hay nhà lô phố có những hạn chế như vậy, nhưng dưới bàn tay khéo léo và các ý tưởng sáng tạo của những chuyên gia thiết kế nội thất, không gian phòng bếp hạn hẹp của nhà ống cũng trở nên thoáng đãng và đẹp ấn tượng.

Hãy tiếp tục theo dõi bài viết để lưu lại những kinh nghiệm thiết kế phòng bếp nhà ống đẹp và khắc phục được những nhược điểm vốn có của chúng nhé!
Mẫu phòng bếp nhà ống 3m
Với chiều ngang chỉ 3m thì diện tích phòng bếp của nhà ống sẽ rơi vào khoảng 9-12m2, nên tủ bếp chữ I chạy dọc theo tường là lựa chọn hoàn hảo. Để tăng sức chứa, bạn có thể thiết kế tủ bếp kịch trần hoặc lắp thêm kệ treo tường cho đồ ít dùng. Nếu chiều dài bếp dư dả, bạn có thể cân nhắc tủ bếp chữ L để khai thác tối đa góc tường để tạo thêm không gian lưu trữ tiện lợi.
Thiết kế hệ tủ bếp chữ I giúp tối ưu diện tích cho phòng bếp nhà ống

Tủ bếp gỗ tự nhiên với đường vân độc đáo mang đến nét đẹp tinh tế cho nội thất phòng bếp nhà ống 3m
>>> Tìm hiểu thêm: 10+ kệ để đồ giúp không gian nhà bếp trở nên tiện nghi và ngăn nắp hơn
Mẫu phòng bếp đẹp cho nhà ống 4m
Với diện tích khoảng 12-16m2, thì phòng bếp nhà ống 4m sẽ linh hoạt hơn trong cách bố trí nội thất. Tủ bếp chữ L là lựa chọn hợp lý nhất để tận dụng tối đa góc bếp, đồng thời vẫn đủ chỗ cho bộ bàn ăn nhỏ. Để gia tăng không gian lưu trữ mà vẫn giữ được sự gọn gàng, bạn có thể cân nhắc thiết kế tủ bếp 3 tầng hoặc tủ bếp âm tường giúp tối ưu cả chiều cao lẫn chiều sâu mà không làm mất đi sự thông thoáng.
Phòng bếp nhà ống 4m tiện nghi với hệ tủ bếp chữ L tận dụng tối đa diện tích góc tường
Mẫu tủ bếp chữ I gỗ Óc chó mang đến vẻ đẹp sang trọng cho không gian bếp nhà ống 4m
Mẫu bếp nhà ống 5m tối giản với tông trắng chủ đạo, nhấn nhá sắc đen tinh tế
Mẫu phòng bếp nhà ống 5m đẹp, tiện nghi
Chiều ngang 5m giúp bạn dễ dàng bố trí tủ bếp chữ U hoặc thêm đảo bếp làm điểm nhấn. Với diện tích khoảng 16-20m2, bạn hoàn toàn có thể tích hợp bàn ăn ngay trong bếp mà vẫn đảm bảo sự rộng rãi, tiện nghi. Ngoài ra, bạn có thể bố trí quầy bar mini để tăng thêm tính thẩm mỹ cho không gian bếp nhà ống.

Bố trí nội thất phòng bếp nhà ống 5m2 hiện đại với bàn đảo bếp
Nội thất bếp nhà ống 5m sử dụng nội thất gỗ tự nhiên bền bỉ
Nội thất phòng bếp nhà ống kết hợp phòng ăn
Khi thiết kế bếp liền phòng ăn, bạn hãy ưu tiên chọn bàn ăn nhỏ gọn hoặc dạng mở rộng để linh hoạt khi cần. Để không gian luôn thoáng đãng và hạn chế mùi thức ăn, bạn nên bố trí thêm cửa sổ hoặc cửa phụ ở khu vực nấu nướng. Đặc biệt, trong những thiết kế mở như thế này, máy hút mùi đóng vai trò là “vũ khí” giúp giữ bầu không khí luôn trong lành và dễ chịu.

Phòng bếp nhà ống tiện nghi với thiết kế đảo bếp tích hợp bàn ăn

>>> Xem thêm: 50+ mẫu thiết kế phòng ăn đẹp cho chung cư, biệt thự, nhà phố
Thiết kế phòng khách liền bếp nhà ống
Thiết kế phòng khách liền bếp nhà ống xuyên suốt với nhau cần đảm bảo một số nguyên tắc phân định khu vực chức năng một cách rõ ràng. Bạn có thể sử dụng màu sơn tường khác nhau để đánh dấu ranh giới của hai phòng hoặc sử dụng vách ngăn CNC, hay tận dụng luôn bộ bàn ăn để ngầm phân chia hai khu vực phòng khách và bếp một cách lý tưởng.
Hệ tủ bếp chữ U được thiết kế khéo léo tạo ranh giới ngầm giữa phòng khách và khu vực bếp
Tạo không gian mở thoáng đãng với ý tưởng thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống liên thông với phòng khách

>>> Tham khảo thêm: [100+ Mẫu] Thiết kế nội thất phòng khách liền bếp đẹp nhất
Thiết kế phòng bếp nhà ống kết nối giếng trời
Khi thiết kế bếp, bạn nên bố trí khu vực nấu ăn ở gần giếng trời để hỗ trợ hút mùi tự nhiên, đồng thời giúp bếp nhà ống luôn khô ráo và dễ chịu. Ngoài ra nên tận dụng khoảng không này để bố trí bồn rửa, khu sơ chế hoặc bàn ăn để tận dụng tối đa nguồn sáng tự nhiên. Lưu ý là bạn nên chọn vật liệu chống thấm và dễ lau chùi cho khu vực này, vì bụi bẩn và hơi nước từ giếng trời có thể ảnh hưởng đến độ bền và vệ sinh nội thất bếp.
Mẫu thiết kế phòng bếp nhà ống kết nối giếng trời thoáng đãng


>>> Khám phá thêm: Mẫu thiết kế tiểu cảnh, giếng trời trong nhà đẹp nhất cho nhà phố – nhà ống
Mẫu thiết kế bếp nhà ống có sân sau
Sân sau là lợi thế giúp mở rộng không gian bếp. Bạn có thể thiết kế khu vực bếp mở kéo dài ra sân hoặc lắp cửa kính lớn để tạo cảm giác rộng rãi và tăng ánh sáng tự nhiên. Đối với nội thất bếp, hãy chọn vật liệu chống ẩm và dễ vệ sinh để đảm bảo độ bền khi có sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm từ sân sau. Ngoài ra, tận dụng sân sau để đặt bếp phụ hoặc khu rửa rau củ nếu diện tích cho phép.
Thiết kế bếp nhà ống có sân sau thoáng đãng
Sân sau phòng bếp nhà ống trang bị thêm tủ bếp nhỏ giúp tối ưu công năng
Bếp nhà ống được kết nối trực tiếp với sân sau tạo cảm giác rộng rãi, thoáng mát
Mẫu nội thất phòng bếp nhà ống nhỏ
Với phòng bếp nhỏ, tủ bếp kịch trần là giải pháp tối ưu diện tích sàn. Bạn nên ưu tiên sử dụng kệ mở hoặc tích hợp phụ kiện tủ bếp thông minh như giá xoay góc, ngăn kéo đa năng và ray trượt giúp tận dụng mọi ngóc ngách. Nếu cần bàn ăn, bạn hãy chọn bàn gấp gọn hoặc tích hợp vào quầy bar để tiết kiệm diện tích.
Phòng bếp nhà ống nhỏ được bố trí khoa học với hệ tủ kịch trần
Thiết kế tủ bếp linh hoạt, tiết kiệm diện tích cho phòng bếp nhỏ nhà ống

>>> Tham khảo thêm: Top 30+ mẫu bàn ăn thông minh gấp gọn giá rẻ nhất 2025
Mẫu phòng bếp hiện đại cho nhà ống
Đối với phòng bếp nhà ống hiện đại, tủ bếp chữ L hoặc chữ I với các đường nét thẳng là lựa chọn hoàn hảo. Để không gian trông rộng rãi và sáng sủa hơn, bạn hãy ưu tiên gam màu sáng như trắng hoặc xám. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng kính ốp bếp hoặc mặt đá vân để tạo điểm nhấn thẩm mỹ và dễ dàng lau chùi bếp sau khi nấu nướng.
Mẫu phòng bếp hiện đại nhà ống với gam màu xám làm chủ đạo
Tủ bếp gỗ công nghiệp thiết kế hiện đại giúp tối ưu diện tích nhà ống
Tủ bếp nhà ống hiện đại với thiết kế kịch trần tích hợp nhiều ngăn chứa
>>> Xem thêm: 101+ Mẫu thiết kế nội thất phòng bếp đẹp hiện đại, tiện nghi
Thiết kế phòng bếp nhà ống phong cách tối giản
Với đặc trưng hẹp về chiều ngang, thiết kế bếp nhà ống theo phong cách tối giản nên ưu tiên nội thất có đường nét gọn gàng như tủ bếp không tay nắm kết hợp cùng gam màu trung tính. Ngoài ra, ánh sáng tự nhiên kết hợp với hệ thống đèn âm trần sẽ làm nổi bật vẻ đẹp tinh giản mà vẫn đảm bảo công năng sử dụng.
Thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống tối giản mà đẹp tinh tế
Thiết kế hệ tủ bếp chữ L với gam màu xám tối giản trong không gian bếp nhà ống

Nội thất phòng bếp nhà ống phong cách tân cổ điển
Nhà ống thường không rộng cho nên khi thiết kế phòng bếp nhà ống theo phong cách tân cổ điển bạn nên tiết chế các chi tiết rườm rà, chỉ cần phào chỉ nhẹ trên cánh tủ hoặc một chút họa tiết trên đèn chùm thôi là đủ để tạo điểm nhấn. Ngoài ra với gam màu trung tính như trắng, kem kết hợp với tay nắm tủ bằng kim loại mạ vàng giúp gian bếp vẫn giữ được vẻ đẹp thanh lịch nhưng không quá nặng nề.
Nội thất phòng bếp nhà ống tân cổ điển đẹp sang trọng, đẳng cấp
Mẫu tủ bếp tân cổ điển chữ I sơn phủ màu trắng

>>> Khám phá ngay: 40+ Mẫu tủ bếp tân cổ điển đẹp đẳng cấp cho không gian bếp sang trọng
5 lưu ý khi thiết kế phòng bếp nhà ống đẹp, hợp phong thủy
Để phòng bếp nhà ống của bạn vừa đẹp mắt vừa hợp phong thủy, hãy tham khảo ngay những lưu ý quan trọng mà chúng tôi đã tổng hợp dưới đây.

Phong cách thiết kế
Trước khi chọn phong cách thiết kế phòng bếp nhà ống, bạn nên cân nhắc diện tích không gian và gu thẩm mỹ cá nhân. Nếu bếp nhỏ, phong cách hiện đại hoặc tối giản với tông màu sáng và nội thất đơn giản sẽ giúp không gian thoáng hơn. Với diện tích rộng, bạn có thể thử phong cách tân cổ điển sang trọng.
Mẫu nội thất bếp nhà ống mang phong cách hiện đại phối màu nâu gỗ và tông trắng trung tính
Yếu tố phong thủy phòng bếp
Hướng đặt bếp cần phù hợp phong thủy với mệnh tuổi của gia chủ và không đặt bếp quay lưng với hướng nhà, điều này sẽ gây nên những cuộc cãi vã, xào xáo trong gia đình, vợ chồng không hòa thuận.
Chọn hướng đặt bếp cho nhà ống theo mệnh tuổi phong thủy
- Kiêng kỵ bếp không được đặt thẳng với hướng cửa chính, bởi nếu đặt bếp trên đường thẳng hướng ra cửa chính sẽ dẫn khí xông vào nhà, làm tiêu tan tiền của và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe gia đình.
- Tránh đặt hướng bếp đối diện nhà vệ sinh, vì bếp là nơi nấu nướng, dùng bữa của các thành viên trong gia đình nên cần tránh những vi khuẩn từ nhà vệ sinh xâm nhập vào thức ăn sẽ không tốt cho sức khỏe.
Tránh đặt hướng bếp đối diện cửa nhà vệ sinh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình
>>> Bạn có thể xem thêm: Hướng đặt bếp theo phong thủy và những điều cấm kỵ bạn cần biết
Lựa chọn kiểu dáng tủ bếp
Các mẫu tủ bếp chữ I, chữ L hoặc tủ bếp song song được xem là lựa chọn lý tưởng cho nhà ống nhờ khả năng tối ưu diện tích và tạo lối di chuyển thoải mái, thuận tiện. Để gia tăng không gian lưu trữ, bạn có thể cân nhắc thiết kế tủ bếp đụng trần hoặc tủ bếp âm tường, mang lại sự gọn gàng và tính thẩm mỹ cao cho gian bếp nhà bạn.

>> Tìm hiểu thêm: Mẫu tủ bếp thông minh cho nhà bếp nhỏ tiện nghi
Chọn vật liệu và màu sắc phù hợp
Chất liệu tủ bếp nên ưu tiên là gỗ công nghiệp hoặc gỗ tự nhiên với khả năng chống ẩm, chống mối mọt và chịu nhiệt tốt. Về màu sắc thì các tông sáng như trắng, kem hoặc xám nhạt sẽ giúp không gian bếp của bạn trở nên rộng rãi và sạch sẽ hơn. Để tạo điểm nhấn, bạn có thể kết hợp kính ốp bếp, gạch bông hay mặt đá vân mây vừa tăng tính thẩm mỹ vừa dễ vệ sinh.
Chọn gam màu trung tính cho phòng bếp nhà ống hiện đại, trẻ trung
>>> Xem thêm: +17 nguyên tắc phối màu phòng bếp đẹp, hợp phong thủy
Diện tích và bố trí phòng bếp
Thông thường, phòng bếp chiếm khoảng 8-15% tổng diện tích ngôi nhà, vì vậy đối với nhà ống bị hạn chế về chiều ngang nên nhiều gia chủ thường ưu tiên thiết kế phòng khách liền bếp và phòng ăn. Thay vì phân chia quá rõ ràng thì bạn có thể sử dụng các vách ngăn nhẹ như kệ mở hoặc quầy bar để phân chia không gian, đồng thời giữ cho ánh sáng và không khí lưu thông dễ dàng.
Bố trí phòng bếp vuông cho nhà ống nhỏ 4m trở nên rộng rãi, thoáng đãng
Ngoài ra, khi bố trí bếp, bạn hãy áp dụng nguyên tắc “tam giác vàng” – sắp xếp bếp nấu, bồn rửa và tủ lạnh theo hình tam giác để thuận tiện trong di chuyển khi nấu nướng. Kết hợp các phụ kiện thông minh như kệ góc xoay, ngăn kéo chia ô hay giá nâng hạ sẽ giúp tối ưu hóa công năng sử dụng.
Tích hợp lò nướng, tủ lạnh, phụ kiện chung với thiết kế tủ bếp cho không gian bếp nhà ống trở nên gọn gàng, tiện nghi
>>> Xem ngay: Thiết kế phòng bếp bao nhiêu m2 là hợp lý và tiện nghi nhất?
Đơn vị thiết kế thi công nội thất phòng bếp nhà ống – nhà phố chuyên nghiệp
Đối với việc thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống bị hạn chế về diện tích, đòi hỏi người thiết kế cần có kinh nghiệm, cũng như những ý tưởng sáng tạo, sự khéo léo và nắm bắt được yêu cầu của khách hàng để đưa ra những phương án tối ưu nhất.

Dự án thiết kế thi công nội thất phòng bếp nhà phố hiện đại tại quận 3
Với kinh nghiệm 20 năm trong lĩnh vực nội thất và thiết kế thi công nội thất hàng trăm công trình mỗi năm, Nội thất Mạnh Hệ tự tin là người bạn đồng hành đáng tin cậy để hoàn thiện không gian sống hoàn mỹ cho mọi gia đình Việt.
Qui mô xưởng sản xuất nội thất được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại bậc nhất
Sở hữu xưởng sản xuất nội thất quy mô hơn 2500m2, cùng hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại, sản phẩm nội thất tại Mạnh Hệ luôn đảm bảo về chất lượng, bề mặt trơn nhẵn, kích thước chuẩn xác và cam kết giống bản vẽ thiết kế lên đến 95%.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi được tư vấn cùng các chuyên gia nhé
Vậy thì còn chần chừ gì nữa mà không liên hệ ngay với chúng tôi qua HOTLINE: 028.777.888.39 – Tel: 0869.048.791 để được tư vấn cùng các chuyên viên của chúng tôi và sở hữu ngay bản vẽ thiết kế nhà bếp MIỄN PHÍ khi thi công nội thất trọn gói nhé!
>>> Xem thêm: |