Cách thiết kế phòng bếp và nhà vệ sinh cho nhà ống đẹp tiện nghi

Danh mục

     Theo quan niệm dân gian, bếp là khu vực tượng trưng cho tài lộc, nơi gia đình đoàn tụ và có bữa cơm ngon. Nhà vệ sinh lại là nơi chứa nhiều chất bẩn, nhiều khí xấu (theo phong thủy). Vì vậy nhà bếp, nhà vệ sinh đối diện nhau ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của gia chủ.

    Vậy nên, để hóa giải bạn cần chú ý những nguyên tắc về cách bố trí sau để không hao tài, hao của làm thất thoát tài lộc và vận may của mình. Hãy cùng Mạnh Hệ khám phá cách thiết kế phòng bếp và nhà vệ sinh cho nhà ống chi tiết qua bài chia sẻ sau nhé!

    Kinh nghiệm thiết kế phòng bếp cho nhà ống

    Với đặc trưng hạn chế về chiều ngang và mở rộng về chiều sâu, thiết kế nội thất phòng bếp cho nhà ống luôn là vấn đề khiến các gia chủ phải băn khoăn không biết phải làm sao để gian bếp trở nên tiện nghi lại đảm bảo được phong thủy

    Thiết kế nội thất phòng bếp nhà phố có chiều sâu

    Bố trí phòng bếp cho nhà ống đẹp tiện nghi, thoáng đãng

    Lựa chọn phong cách thiết kế

    Việc lựa chọn phong cách thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống còn phụ thuộc nhiều vào sở thích, ngân sách đầu tư và diện tích của ngôi nhà. Nhưng Mạnh Hệ khuyên bạn nên lựa chọn các phong cách có kiểu dáng nội thất đơn giản, không quá cầu kỳ sẽ giúp cho không gian trở nên thông thoáng hiệu quả.

    • Phong cách hiện đại: thiết kế phòng bếp nhà ống phong cách hiện đại mang những đường nét nội thất từ các khối hình học đơn giản, chủ yếu tập trung vào công năng sử dụng sẽ mang lại sự tiện nghi, sang trọng cho gia chủ.
    • Phong cách tân cổ điển: với sự cầu kỳ trong thiết kế, từng đường nét hoa văn được chạm trổ tinh xảo, tỉ mỉ. Đồng thời, chất liệu gỗ tự nhiên được sử dụng trong phòng bếp phong cách tân cổ điển cũng góp phần toát lên giá trị đẳng cấp, khẳng định vị thế của gia chủ.
    • Phong cách nội thất tối giản đem đến một không gian nhà bếp thoáng đãng rộng mở với đồ nội thất được lượt bớt ở mức tối đa, chỉ giữ lại những món đồ cần thiết. 

    Tổng thể không gian bếp phong cách cổ điển

    Nội thất phòng bếp nhà ống tân cổ điển đẹp sang trọng, đẳng cấp

    Màu sắc không gian bếp nhà ống

    Phòng bếp nhà ống thường có diện tích không quá lớn vì vậy bạn nên ưu tiên sử dụng các gam màu trung tính làm nền như màu trắng, vàng nhạt, xanh nhạt, be, kem... nổi bật lên với chiếc tủ bếp có gam màu nổi hơn. Tuy nhiên, tránh sử dụng các gam màu quá nổi và nóng sẽ gây cảm giác bí bách và tù túng cho không gian.

    hệ tủ bếp chữ L hiện đại

    Mẫu phòng bếp hiện đại với tone trắng chủ đạo cho nhà ống trở nên thoáng đãng

    Chọn màu sắc phòng bếp nhà ống hài hòa tông màu chủ đạo, cũng như cách phối màu nội thất, màu sơn tường phù hợp với ngũ hành chiếu theo tương quan mệnh tuổi của gia chủ cũng đem đến tài lộc, vượng khí và may mắn cho gia đình bạn.

    Vật liệu tủ bếp

    Chất liệu làm tủ bếp là một thành phần quan trọng mà bạn nên cân nhắc kỹ càng trong thiết kế phòng bếp nhà ống. Tùy vào nhu cầu và sở thích mà bạn có thể chọn loại chất liệu gỗ cho phù hợp:

    • Vật liệu gỗ tự nhiên (gỗ óc chó, gỗ xoan đào, gỗ sồi…) có các đường vân gỗ và màu sắc đặc trưng, tuổi thọ cao đem đến vẻ đẹp sang trọng cho gian bếp
    • Vật liệu gỗ công nghiệp (HDF, MDF phủ Acrylic, Melamine, Laminate…) có nhiều màu sắc đa dạng, chống cong vênh, mối mọt tốt, mang đến không gian bếp đẹp hiện đại, tiện nghi với giá thành rẻ

    Ốp mặt đá Marble tủ bếp

    Thiết kế tủ bếp nhà ống với chất liệu gỗ óc chó sang trọng, đẳng cấp 

    Phong thủy phòng bếp nhà ống

    Vị trí đặt bếp là yếu tố quan trọng mang tính quyết định căn nhà có hợp phong thủy hay không, nên bạn cần quan tâm đến một số kiêng kỵ sau để không phạm phong thủy:

    • Hướng đặt bếp cần phù hợp phong thủy với mệnh tuổi của gia chủ và không đặt bếp quay lưng với hướng nhà, điều này sẽ gây nên những cuộc cãi vã, xào xáo trong gia đình, vợ chồng không hòa thuận.

    Chọn hướng đặt bếp cho nhà ống theo mệnh tuổi phong thủy

    Chọn hướng đặt bếp cho nhà ống theo mệnh tuổi phong thủy

    • Kiêng kỵ bếp không được đặt thẳng với hướng cửa chính, bởi nếu đặt bếp trên đường thẳng hướng ra cửa chính sẽ dẫn khí xông vào nhà, làm tiêu tan tiền của và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe gia đình.

    >> Xem thêm:

    Kinh nghiệm thiết kế nhà vệ sinh cho nhà ống

    Khi thiết kế nhà vệ sinh dành cho nhà ống bạn cần quan tâm đến một số vấn đề sau để thuận tiện trong sinh hoạt cũng như phù hợp phong thủy:

    • Nhà vệ sinh cho nhà ống không nên đặt ở lối ra vào, không đặt ở phía trên phòng thờ mà nên đặt ở khu vực cuối nhà, thoáng khí.
    • Nhà vệ sinh luôn giữ không gian thông thoáng, khô ráo, sạch sẽ để hạn chế được mùi gây ảnh hưởng đến các không gian khác.

    nhà vệ sinh phòng ngủ

    Thiết kế nhà vệ sinh gọn gàng và sạch sẽ cho nhà ống

    • Về nội thất, cần bố trí và lựa chọn vật dụng có kích thước phù hợp, bồn tắm và buồng tắm cần chọn thiết kế hình tam giác sẽ tiết kiệm và tận dụng được diện tích góc nhà tắm
    • Nhà vệ sinh nhà ống nên được thiết kế sao cho lấy ánh sáng từ các ô cửa sổ thông gió nhỏ nhằm giảm đi sự bí bách, điều hòa không khí và tạo không gian thoáng đãng.

    phòng tắm kết hợp phòng vệ sinh

      Nhà vệ sinh tuy nhỏ được bố trí phù hợp tạo không gian thoải mái, thoáng đãng

    Ngoài ra hệ thống ánh sáng như đèn cũng rất tốt để đảm bảo sự thẩm mỹ và tiện nghi trong sử dụng. Bên cạnh việc sử dụng đèn trần để cung cấp ánh sáng cho nhà vệ sinh phòng ống, bạn cũng nên cũng cần sử dụng đèn led cho gương vừa làm tăng giá trị thẩm mỹ vừa có tác động rất tốt đến sự phản chiếu không gian

    Gạch ốp tường nhà vệ sinh

    Nhà vệ sinh có bồn tắm đứng và nằm tiện nghi

    >> Khám phá ngay: Tổng hợp mẫu nhà vệ sinh đẹp hiện đại khiến ai cũng mê mẩn

    Cách thiết kế phòng bếp và nhà vệ sinh cạnh nhau cho nhà ống

    Bởi vì không gian nhà ống khá nhỏ nên việc thiết kế phòng bếp và nhà vệ sinh gần nhau là điều không thể tránh khỏi. Với đặc điểm bố trí theo chiều dọc, tầng trệt của nhà ống sẽ có hướng thiết kế từ phòng khách đến phòng bếp và cuối cùng là nhà vệ sinh. Đây là điều rất bất hợp lý, trái với phong thủy bởi bếp là nơi cần thiết nhất được đảm bảo vấn đề vệ sinh nên cần phải được thiết kế riêng biệt, cách xa nhà vệ sinh và cũng để đảm bảo về mặt phong thủy.

    Tránh đặt bếp hướng đối diện nhà vệ sinh

    Cách hòa giải phòng bếp và nhà vệ sinh đặt cạnh nhau trong không gian nhà ống

     Tuy nhiên, chỉ cần biết cách thiết kế và bố trí phòng bếp và nhà vệ sinh cho nhà ống phù hợp là bạn hoàn toàn có thể hoá giải và sở hữu không gian thiết kế chuẩn phong thuỷ.

    1. Không thiết kế cửa nhà vệ sinh và cửa phòng bếp nhà ống đối diện với nhau

    Theo phong thủy, phòng bếp và nhà vệ sinh cho nhà ống được bố trí đối diện là điều kiêng kỵ bởi bếp tượng trưng cho tính Hỏa và nhà vệ sinh thuộc tính Thủy. Hỏa Thủy xung khắc nhau nên nếu được thiết kế cửa đối diện nhau sẽ khiến cho gia đình lộn xộn, nguồn tài lộc bị ảnh hưởng.

    thiết kế phòng khách liền bếp

    Không để cửa nhà vệ sinh đối diện với bếp tạo nên thế Thủy Hỏa tương khắc gây bất lợi cho gia vận

    Không những vậy, bếp còn là nơi nấu nướng những bữa ăn ngon bổ dưỡng nên nếu bố trí bếp đối diện nhà tắm sẽ tạo nên cảm giác mất vệ sinh. Nếu không giữ vệ sinh tốt có thể gây ô nhiễm từ nhà vệ sinh vào phòng bếp và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình. Tuy nhiên, bạn có thể hóa giải phong thủy phòng bếp và nhà vệ sinh nhà ống bằng cách luôn đóng kín cửa nhà vệ sinh khi không sử dụng hoặc sử dụng vách ngăn, màn treo, bình phong... giữa 2 không gian để hóa giải được sự xung khắc giữa hai luồng khí.

    2. Cửa chính phòng bếp và nhà vệ sinh không được đặt đối diện cửa chính

    Cửa chính của nhà ống là nơi hội tụ nhiều luồng khí khác nhau từ bên ngoài vào. Trong khi đó phòng bếp lại là nơi lưu giữ lại những vượng khí tốt của gia đình. Do đó để không bị ảnh hưởng bởi những luồng khí khác bạn nên tránh thiết kế cửa chính đối diện bếp sẽ dẫn đến hao tổn tiền bạc, gia đình bất hòa… 

    không gín phòng bếp đẹp

     Không gian phòng bếp ngăn cách với phòng khách nhà ống bởi vách ngăn CNC họa tiết 

    Nếu bạn đã lỡ thiết kế không gian phòng bếp đối diện cửa chính thì bạn có thể hóa giải bằng cách sử dụng các vách ngăn, rèm treo để phân chia khu vực rõ ràng, hạn chế tầm nhìn thẳng vào trong căn bếp.

    3. Tách biệt 2 không gian phòng bếp và nhà vệ sinh nhà ống độc lập

    Khi thiết kế phòng bếp cạnh nhà vệ sinh cho nhà ống, bạn nên xây tường và cửa kính hoặc sử dụng vách ngăn để ngăn 2 không gian tách biệt, không làm ảnh hưởng đến không gian nhà bếp cũng như không gian chung.

    Thiết kế nội thất phòng bếp

    Không gian phòng vệ sinh và phòng bếp được thiết kế tách biệt hoàn toàn

     Ngoài ra, lối đi trong không gian phòng bếp cần thoáng đãng, rộng mở, không nên đặt quá nhiều đồ đạc để luồng khí lưu thông được dễ dàng cũng như thuận tiện trong sinh hoạt cho các thành viên trong gia đình di chuyển từ phòng bếp qua nhà vệ sinh được thoải mái và dễ dàng hơn.

    4. Những lưu ý hằng ngày trong khi sử dụng phòng bếp và nhà vệ sinh cho nhà ống 

    Ngoài những lưu ý tối kỵ trên trong thiết kế phòng bếp và nhà vệ sinh cho nhà ống bên trên. Bạn cũng nên giữ lối sinh hoạt hằng ngày khi sử dụng 2 không gian này bằng cách:

    • Luôn đóng cửa nhà vệ sinh khi không sử dụng. Điều này sẽ giúp giữ cho năng lượng xấu hay vi khuẩn từ nhà vệ sinh không bị lan phòng bếp hay toàn bộ ngôi nhà. 
    • Luôn giữ gìn và cọ rửa nhà vệ sinh thường xuyên, giữ cho không gian luôn khô ráo và sạch sẽ.

    Thiết kế tủ bếp chữ L

    Không gian phòng bếp và nhà vệ sinh nhà ống luôn phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ 

    • Các dụng cụ phòng bếp nên được dọn dẹp sạch sẽ ngay sau khi ăn xong. Điều này giúp giữ cho gian bếp luôn thoáng khí, tránh vi khuẩn xâm nhập ảnh hưởng đến sức khỏe.
    • Sử dụng máy hút mùi cho phòng bếp và quạt thông gió nhà vệ sinh để loại bỏ không khí ô nhiễm, trả lại bầu không khí trong lành cho căn nhà.

    Đơn vị thiết kế - thi công phòng bếp và nhà vệ sinh cho nhà ống uy tín - chất lượng

    Như vậy, ngoài việc thiết kế nội thật đẹp - thi công nội thất trọn gói chất lượng thì đơn vị mà bạn gửi gắm niềm tin cũng nên biết cách xem phong thủy để thiết kế không gian phòng bếp và nhà vệ sinh cho phù hợp với gia chủ và các thành viên trong gia đình.

    Quy mô xưởng sản xuất nội thất

    Qui mô xưởng sản xuất nội thất được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại bậc nhất

    Với kinh nghiệm 18 năm trong lĩnh vực nội thất và thiết kế thi công nội thất hàng trăm công trình mỗi năm, Nội thất Mạnh Hệ tự tin là người bạn đồng hành đáng tin cậy để hoàn thiện không gian sống hoàn mỹ cho mọi gia đình Việt. Sở hữu xưởng sản xuất nội thất quy mô hơn 1400m2, cùng hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại, sản phẩm nội thất tại Mạnh Hệ luôn đảm bảo về chất lượng, bề mặt trơn nhẵn, kích thước chuẩn xác và cam kết giống bản vẽ thiết kế lên đến 95%.

    Đội ngũ chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm

    Đội ngũ thợ mộc và chuyên viên nội thất nhiều năm kinh nghiệm

    Hy vọng với những thông tin về cách thiết kế phòng bếp và nhà vệ sinh cho nhà ống mà Mạnh Hệ đem đến ở trên đã mang đến cho các bạn những cái nhìn cụ thể hơn để thiết kế cho không gian nhà mình. Nếu bạn cũng muốn sở hữu một không gian đẹp tiện nghi như vậy thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua HOTLINE: 028.777.888.39 - Tel: 0869.048.791 để được tư vấn cùng các chuyên viên của chúng tôi và sở hữu ngay bản vẽ thiết kế MIỄN PHÍ khi thi công nội thất phòng bếp trọn gói nhé!

      Xem thêm: Kinh nghiệm thiết kế nội thất phòng bếp nhà Ống đẹp, tiện nghi

    Noithatmanhhe.vn

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN