Do điều kiện bắt buộc mà có nhiều hộ gia đình phải thiết kế 2 bếp cho căn nhà mình. Tuy nhiên nhiều người quan niệm rằng nhà có 2 bếp là trái với phong thủy đem đến những điều không tốt cho gia đình. Vì vậy qua bài viết này, Nội thất Mạnh Hệ sẽ làm rõ vấn đề “nhà có 2 bếp có sao không?” và cách thiết kế bếp tiêu chuẩn đúng quy cách phong thủy giúp gia chủ tránh được những cấm kỵ không đáng có nhé!
Nhà có 2 bếp bạn cần tuân theo đúng phong thủy để không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tiền tài của gia đình
Nhà có 2 bếp có sao không?
Nhà có 2 bếp tức là trong nhà được bố trí 2 không gian tủ bếp nấu nướng khác nhau. Đối với nhiều người kỹ tính thì sẽ lo lắng điều đó gây ảnh hưởng đến phong thủy mang lại nhiều điều không thuận lợi cho gia đình mình. Tuy nhiên điều đó không quá đáng lo như bạn nghĩ nếu biết cách bố trí và thiết kế 2 bếp cho phù hợp và đúng quy cách.
Bản chất của nhà có 2 bếp không quá nghiêm trọng như nhiều người nghĩ
Để trả lời cho câu hỏi nhà có 2 bếp có sao không? Gia chủ vẫn cần xác định được đâu là bếp nấu chính, đâu là bếp nấu phụ từ đó mà có cách thiết kế và bố trí kích thước, chất liệu, kiểu dáng và màu sắc cho phù hợp.
Tuy là nhà có 1 hay 2 bếp thì việc bố trí, sắp xếp không gian phòng bếp vẫn phải đúng quy cách và phù hợp phong thủy để đem đến cho các thành viên trong gia đình sự thoải mái và tiện nghi khi sử dụng.
Dưới đây là các nguyên tắc tiêu chuẩn trong việc thiết kế bếp để dù cho bạn có một bếp chính và bao nhiêu bếp phụ thì bạn vẫn có thể yên tâm mà sử dụng nhé!
Những lưu ý khi thiết kế nhà có 2 bếp
Vị trí đặt bếp
Lựa chọn được vị trí đặt bếp tốt sẽ mang lại cho gia đình an bình, hạnh phúc, hòa thuận, công danh và sự nghiệp tiến triển đến đỉnh cao. Ngược lại, nếu đặt sai vị trí khiến bếp phạm phải những điều đại kỵ, không chỉ bản thân gia chủ mà cả gia đình cũng sẽ chịu nhiều ảnh hưởng không tốt. Dưới đây là một số đại kỵ trong vị trí đặt bếp:
- Không nên đặt bếp đối diện nhà vệ sinh: Bởi vì nhà vệ sinh là nơi chứa nhiều khí bẩn nên việc đặt bếp đối diện với nhà vệ sinh sẽ gây tiềm ẩn những nguy cơ không tốt về sức khỏe và không tốt cho phong thủy
Phong thủy nhà 2 bếp không nên đặt bếp đối diện với cửa nhà vệ sinh
- Không nên đặt bếp đối diện với phòng ngủ: Bởi vì trong bếp có khí nóng, khi nấu nướng sẽ gây ra nhiều mùi khó chịu gây ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ.
- Không nên đặt bếp dưới xà ngang: Bếp được xem như là nơi chứa đựng tiền tài của cả gia đình mà lại bị xà ngang đề lên sẽ gây bất lợi cho phong thủy, dẫn đến việc đè nén sự phát triển và những tài vận may mắn đến với cả gia đình.
- Không nên đặt bếp trên rãnh mương hay bể nước: Bởi vì theo phong thuỷ, bếp vốn thuộc hành Hoả nên cần tránh hành Thủy tức là nước, sự xung khắc sẽ gây ảnh hưởng xấu đến gia chủ và các thành viên.
Không nên đặt bếp ở những vị trí cấm kỵ sẽ gây bất lợi cho gia chủ và các thành viên
Hướng đặt bếp
Để nhà có 2 bếp có thể mang đến may mắn, tiền tài cho các thành viên trong gia đình, bạn nên xem xét đặt bếp tại một số hướng sau đây:
- Hướng Đông Bắc: bởi vì hướng Đông Bắc là hướng của Hành Thổ. Trong khi đó, bếp thuộc hành Hỏa với hành Thổ lại là 2 yếu tố tương sinh vì vậy hướng Đông Nam được xem là tốt nhất và phù hợp nhất theo phong thủy phòng bếp
- Hướng Nam hoặc Đông Nam: cả hai hướng này đều thuộc hành Mộc. Mà hành Mộc lại sinh Hỏa, nên nếu đặt 2 bếp theo các hướng đó sẽ giúp tăng cường vượng khí và sức khỏe dồi dào
Hướng đặt bếp tốt đem lại nhiều may mắn và thuận lợi cho gia chủ
Đặc biệt lưu ý tối kỵ đặt bếp hướng Tây, Tây nam, Nam khiến cho gia đình lục đục bất hòa, nhiều mâu thuẫn cãi vã trong gia đình. Cũng như không nên đặt 2 bếp hướng thẳng ra đường sẽ làm hao hụt tài vận, đem khí xấu xông thẳng vào gian bếp gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Lựa chọn chất liệu cho 2 bếp
Lựa chọn một chất liệu để đóng tủ bếp với chất lượng và thẩm mỹ cao sẽ làm cho quá trình sinh hoạt nấu nướng trong gia đình được thuận tiện hơn. Hiện nay, chúng ta có khá nhiều sự lựa chọn chất liệu cho một chiếc tủ bếp như từ gỗ, nhựa, inox. Tuy nhiên, chất liệu gỗ vẫn là sự lựa chọn sáng suốt nhất.
- Tủ bếp gỗ tự nhiên được làm từ các loại cây gỗ lâu năm như gỗ Sồi, gỗ Hương, gỗ Xoan Đào… nên tính liên kết và độ dẻo của gỗ rất tốt. Vì vậy mà tủ bếp đóng từ chất liệu gỗ tự nhiên có thể được gia công với nhiều kiểu dáng, họa tiết tinh xảo, phức tạp. Và có độ độ bền bỉ và tuổi thọ cao lên đến 30-50 năm.
- Tủ bếp gỗ công nghiệp được làm từ gỗ công nghiệp với 2 thành phần cơ bản: cốt gỗ ( HDF, MDF, MFC…) và bề mặt phủ (Acrylic, Melamine, Laminate…) đẹp đa dạng, được thiết kế theo phong cách hiện đại đang là xu thế dẫn đầu xu hướng trong thị trường. Tham khảo thêm các mẫu tủ bếp: tủ bếp Melamine, tủ bếp Acrylic, tủ bếp Laminate…
Hệ tủ bếp bằng gỗ Sồi đỏ sang trọng, trang nhã tạo cảm hứng nhẹ nhàng cho các mẹ nội trợ
Lựa chọn kiểu dáng và kích thước 2 bếp
Tùy vào diện tích không gian bếp mà bạn có thể lựa chọn kiểu dáng và kích thước tủ bếp cho phù hợp. Các kiểu dáng tủ bếp ngày càng phong phú và đa dạng như tủ bếp chữ I, chữ L, chữ U, chữ G, song song,… và dựa vào các đặc điểm sau mà bạn có thể lựa chọn cho phù hợp với không gian:
- Tủ bếp chữ I có thiết kế nhỏ gọn, tinh tế nhưng vẫn đáp ứng đầy đủ các chức năng cơ bản đem đến một không gian sống tiện nghi, thoáng đãng. Phù hợp với không gian bếp nhỏ như căn hộ chung cư, nhà cấp 4…
- Tủ bếp chữ L với thiết kế 2 cạnh vuông góc với nhau giúp tận dụng được tối đa diện tích căn bếp, có thêm nhiều không gian lưu trữ cũng như mang đến vẻ đẹp tinh tế, tiện nghi. Phù hợp với không gian nhỏ đến rộng rãi như chung cư, nhà ống…
- Tủ bếp chữ U với ưu điểm tận dụng được hết mọi góc của không gian bếp giúp tối ưu công năng và tiết kiệm diện tích đem đến không gian nấu nướng riêng tư cho người nội trợ. Phù hợp với không gian bếp lớn như nhà phố, biệt thự…
Tủ bếp gỗ công nghiệp chữ U vân gỗ sang trọng, đem lại cảm giác ấm cúng cho căn bếp
Ngoài ra, để thuận tiện cho người nội trợ trong quá trình nấu nướng cũng như để sở hữu một không gian bếp đẹp hoàn hảo thìkích thước tủ bếp nên có sự cân đối và hài hòa giữa tủ bếp trên – tủ bếp dưới và với tổng thể không gian căn bếp. Cụ thể như sau:
- Tủ bếp dưới: Độ cao từ 80cm đến 90cm, Chiều sâu từ 45cm – 50cm
- Tủ bếp trên: Độ sâu tủ trung bình từ 30cm đến 35cm, Chiều cao đa dạng, dao động từ 35cm đến 90cm, tiêu chuẩn là 70cm
- Khoảng cách giữa tủ bếp trên và tủ bếp dưới là 40cm – 60cm, nhưng kích thước tối đa chỉ nên là 70 cm
- Tổng chiều cao tiêu chuẩn của toàn bộ tủ bếp sẽ từ 2,4m – 2,5m, tầm với mở cửa tủ trên tối đa từ 1,8m – 1,9m
Tuy nhiên bạn có thể cân nhắc thay đổi kích thước tủ bếp cho phù hợp với chiều cao của người nội trợ.
Chiều cao trung bình của người Việt và kích thước chuẩn của bếp
Đơn vị thiết kế thi công tủ bếp uy tín – chất lượng
Là đơn vị chuyên tư vấn thiết kế – thi công nội thất nhà bếp đẹp tiện nghi, Nội Thất Mạnh Hệ tự hào là công ty có hơn 20 năm kinh nghiệm và sở hữu xưởng trực tiếp sản xuất nội thất 2500m2 với trang thiết bị máy móc hiện đại cam kết đem đến cho bạn không gian phòng bếp đẹp hoàn hảo nhất.
Xưởng sản xuất nội thất Mạnh Hệ được trang bị máy móc hiện đại
Với đội ngũ nhân viên tận tâm dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn lắng nghe mọi ý kiến của khách hàng và cân nhắc tổng hợp để có thể đưa ra những sản phẩm tủ bệp đẹp chất lượng phù hợp nhất theo yêu cầu.
Cam kết thi công thực tế giống với bản vẽ thiết kế lên đến 99%
- Nội Thất Mạnh Hệ tư vấn miễn phí tại nhà
- Miễn phí 100% chi phí thiết kế khi thi công hoàn thiện
- Cam kết chất lượng, vật liệu đúng như hợp đồng cam kết
- Giá thành rẻ hơn so với thị trường
- Vận chuyển, lắp ráp miễn phí trong nội thành TP.HCM
- Khách hàng có thể lựa vật liệu gỗ tự nhiên hoặc gỗ công nghiệp theo ý muốn
Bảo hành sản phẩm 2 năm và bảo trì trọn đời
Trên đây là toàn bộ những thông tin để giải quyết cho câu hỏi “Nhà có 2 bếp có sao không?” và đưa ra những hướng dẫn cụ thể để các bạn có thể thiết kế gian bếp phù hợp thẩm mỹ và phong thủy. Nếu quý vị đang có nhu cầu thiết kế nội thất phòng bếp đẹp chất lượng hãy liên hệ với Mạnh Hệ HOTLINE: 028.777.888.39 – Tel: 0869.048.79 để nhận được TƯ VẤN MIỄN PHÍ kèm ƯU ĐÃI HẤP DẪN nhé!