
Đăng ký NGAY!
Laminate là gì? Và mẫu tủ bếp Laminate có gì khác biệt vượt trội hơn so với những loại khác? Chắc hẳn đây vẫn là một câu hỏi đang được nhiều người quan tâm và tìm kiếm lời giải đáp cho những vẫn đề này. Trong bài viết dưới đây, Nội thất Mạnh Hệ sẽ giới thiệu về tủ bếp Laminate và tại sao nó là sự lựa chọn tuyệt vời cho không gian nhà bếp của bạn.
Tủ bếp Laminate được làm từ gỗ công nghiệp với bề mặt phủ Laminate. Laminate là một lớp phủ tổng hợp nhiều lớp giấy kraft, nhựa melamine và bề mặt trang trí, được ép ở nhiệt độ cao mang đến một chất liệu có vẻ đẹp sang trọng như gỗ tự nhiên. Điều này làm cho tủ bếp gỗ công nghiệp Laminate trở thành lựa chọn tốt cho những căn bếp hiện đại và tiện nghi ngày nay.
Laminate còn có tên gọi khác là “Formica”, trong khoa học gọi là High Pressure Laminate (HPL), loại vật liệu có bề mặt chịu nước và chịu lửa tốt. Với máy móc hiện đại và tiên tiến, Laminate có thể được thực hiện với đa dạng với nhiều loại màu sắc và hoa văn khác nhau. Loại vật liệu phổ biến được sử dụng thay thế cho gỗ tự nhiên trong các đồ gia dụng hàng ngày như kệ tủ, bàn ghế, vách ngăn, tường ốp, sàn gỗ,…
Mẫu ván gỗ MDF phủ Laminate được sử dụng cho các mẫu tủ bếp
Nhưng để tìm hiểu chi tiết về loại vật liệu này có gì khác biệt và nổi trội hơn với những chất liệu khác, hãy cùng Mạnh Hệ khám phá về những ưu/ nhược điểm của mẫu tủ bếp gỗ công nghiệp phủ Laminate này nhé!
Câu trả lời dành cho bạn là rất tốt. Nếu bạn yêu thích sử dụng tủ bếp gỗ công nghiệp và có mức ngân sách tương đối ổn thì Laminate thực sự là 1 lựa chọn mang đến sự sang trọng, hiện đại dành cho bạn. Hãy khám phá xem ưu và nhược điểm của loại tủ bếp phủ laminate này có gì nhé.
Ưu điểm vượt trội của tủ bếp Laminate đem đến cho không gian phòng bếp với nét đẹp hiện đại, sang trọng
Tủ bếp Laminate khó kết hợp trong không gian bếp cổ điển và tân cổ điển
Tủ bếp Laminate được đánh giá cao không chỉ nhờ tính thẩm mỹ và độ bền mà còn ở cấu tạo đặc biệt của nó. Vậy hãy cùng tìm hiểu chi tiết các thành phần tạo nên sự ưu việt của tủ bếp Laminate.
Cấu tạo tủ bếp Laminate bao gồm hai phần chính là cốt gỗ và lớp phủ Laminate. Sự kết hợp đúng sẽ không chỉ mang đến chiếc tủ bếp laminate có độ bền cao mà còn đáp ứng với xu hướng hiện đại.
Sự kết hợp hoàn hảo giữa cốt gỗ công nghiệp và bề mặt laminate với cấu tạo phần lõi được ứng dụng làm tủ bếp phủ laminate thông dụng, bền bỉ nhất gồm: gỗ MDF và gỗ HDF. Dưới đây là chi tiết về cấu tạo của từng loại.
Trên thị trường gỗ MDF được chia thành 2 loại cơ bản gồm: MDF thường và MDF lõi xanh chống ẩm. Cấu tạo gỗ MDF sẽ chứa các thành phần cơ bản như: bột sợi gỗ, parafin wax, chất kết dính, chất bảo vệ gỗ (chất chống mối mọt, chống mốc), bột độn vô cơ. Khác với gỗ MDF thường, gỗ MDF lõi xanh vượt trội hơn bởi khả năng chống ẩm, mốc, mối mọt vượt trội.
Phân biệt 2 loại cốt lõi gỗ MDF thường và MDF chống ẩm
Đặc biệt đây chính là loại gỗ công nghiệp phù hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tại Việt Nam mang tính chất nóng ẩm, độ ẩm không khí và nhiệt độ cao. Chính vì vậy mà các loại tủ bếp Laminate sẽ thường được sử dụng cốt lõi gỗ MDF xanh chống ẩm để sử dụng bền bỉ lâu dài và dễ dàng trong việc bảo quản.
Và 1 lý do khách khiến gỗ công nghiệp MDF trở thành 1 trong những vật liệu được ứng dụng nhiều nhất trong việc làm tủ bếp laminate chính là vật liệu có giá thành thấp hơn HDF. Nên nếu bạn vẫn muốn tủ bếp nhà mình bền đẹp mà lại tiết kiệm chi phí hãy chọn ngay MDF kháng ẩm, đừng sử dụng MDF thường hay MFC thường nhé.
>>> Xem thêm ngay: So sánh tủ bếp mdf lõi xanh và nhựa picomat – nên sử dụng loại nào?
Gỗ HDF có tên gọi đầy đủ là High Density Fiberboard là một sản phẩm ván ép công nghiệp. Loại gỗ này được sản xuất cải tiến hơn nhằm khắc phục những nhược điểm của các loại gỗ ván dăm như MDF, MFC để nâng cao chất lượng hơn cho cốt gỗ. Được cấu tạo từ 80% – 85% gỗ tự nhiên kết hợp cùng những nguyên liệu vụn các mảng gỗ thừa, cành cây, ngọn cây và các loại gỗ tái sinh ngắn ngày làm nguyên liệu chính cấu thành cốt gỗ tấm.
Phân loại lõi gỗ HDF siêu chống ẩm và lõi gỗ Black HDF
Hơn thế nữa, với nén chặt từ sợi gỗ tự nhiên tỷ lệ cao hơn so với MDF. Gỗ HDF có độ cứng cao hơn và khả năng chống ẩm, chịu nhiệt tốt hơn, đặc biệt phù hợp cho những khu vực bếp có độ ẩm cao, chính vì thế mà gỗ sợi HDF có khả năng chịu lực và mang tính bền bỉ tốt. Hiện nay trên thị trường lõi HDF được dùng làm tủ bếp có 2 loại bao gồm: Gỗ HDF siêu chống ẩm và gỗ Black siêu chống ẩm.
Mặc dù giá thành của lõi HDF nằm trong top cao nhất so với các loại lõi gỗ công nghiệp khác nhưng lại mang những ưu điểm cải tiến nổi bật hơn, chịu được tải trọng lớn do đó các mẫu tủ bếp làm ra luôn có độ bền và tuổi thọ cao.
Bề mặt Laminate được biết đến là bề mặt làm từ nhựa tổng hợp tương tự như Melamine, nhưng có độ dày hơn Melamine nhiều. Độ dày của lớp phủ laminate lên tủ bếp là 0.5-1mm tùy từng loại, tuy nhiên laminate thông thường vẫn sử dụng có độ dày là 0.7 hoặc 0.8mm.
Cấu tạo của Laminate bao gồm 3 lớp: lớp Overlay, lớp Decorative paper và lớp Kraft Papers, ba lớp này đóng vai trò như sau:
Bề mặt ván gỗ công nghiệp được phủ Laminate
Qua mục trên chắc hẳn là Mạnh Hệ đã cung cấp cho bạn đủ kiến thức cơ bản về cấu tạo, thì tiếp sau đây chính là những mã màu laminate phổ biến nào đang được ưa chuộng trong thiết kế tủ bếp hiện nay?
Hiện nay trên thị trường, giá thành của tủ bếp phủ Laminate tương đối cao vì yêu cầu kỹ thuật, quy trình phức tạp và sử dụng máy móc hiện đại. Tuy nhiên, sản phẩm sau khi làm ra lại mang những ưu điểm nổi bật đầu tiên phải kể đến như tính thẩm mỹ cao nhờ sự đa dạng màu sắc từ những đường vân gỗ tự nhiên, màu đơn sắc, ánh kim hoặc ánh nhũ trông rất bắt mắt.
Catalogue mã màu laminate vân gỗ của An Cường được yêu thích trong thiết kế tủ bếp
Với sự đa dạng của các mã màu tủ bếp Laminate, nên vật liệu này có thể linh hoạt trong nhiều phong cách thiết kế. Dưới đây là những mẫu tủ bếp Laminate đẹp xu hướng hiện nay.
Cập nhật những mẫu tủ bếp Laminate hiện đại, thiết kế sang trọng và tiện dụng nhất hiện nay, giúp bạn dễ dàng lựa chọn mẫu tủ phù hợp cho không gian bếp của mình.
Với đặc điểm nhỏ gọn và tiện nghi, mẫu tủ bếp Laminate chữ I thường được lựa chọn nhiều vì phù hợp với đa số đặc điểm không gian phòng bếp. Bạn có thể bố trí tủ bếp chữ i vào bất cứ không gian nào của căn hộ từ chung cư, nhà phố đến không gian rộng lớn của biệt thự, đều dễ dàng kết hợp và mang đến không gian nấu nướng thoải mái, tiện nghi cho gia chủ. Lối thiết kế cao kịch trần cũng giúp tủ bếp tối ưu diện tích lưu trữ tiện lợi hơn. Bề mặt Laminate chống trầy xước, dễ vệ sinh, giúp tủ bếp chữ I mang lại vẻ ngoài hiện đại và luôn gọn gàng, sạch sẽ
Hệ tủ bếp MDF phủ Laminate đẹp hiện đại cho căn bếp có diện tích nhỏ
>>> Tham khảo thêm:
Mẫu tủ bếp Laminate hình chữ L được sinh ra để tận dụng được mọi góc chết trong không gian phòng bếp, vừa tăng diện tích sử dụng vừa giúp phân bổ các khu vực nấu nướng, bồn rửa và chế biến ra riêng biệt tiện lợi. Bên cạnh đó, với mẫu tủ bếp chữ L cũng giúp tạo nên hiệu ứng có chiều sâu và thông thoáng hơn cho nhà bếp. Với bề mặt Laminate, tủ bếp chữ L vừa bền vừa thẩm mỹ, thích hợp cho các căn bếp muốn tạo chiều sâu và sự thông thoáng.
Tủ bếp MDF phủ Laminate chữ L tối ưu công năng sử dụng và tiết kiệm diện tích
Đặc biệt với khả năng linh hoạt và có thể uốn cong của mình, khi thiết kế tủ bếp chữ L cho những gian bếp từ nhỏ đến lớn, bạn hoàn toàn có thể linh hoạt đa dạng phong cách từ hiện đại đến tân cổ điển hay phong cách luxury.
>>> Tham khảo thêm:
Với mẫu tủ bếp Laminate hình chữ U thì có lối thiết kế đặc biệt hơn, với thiết kế bao quanh kiểu dáng chữ U các hệ tủ bếp được phân chia thành nhiều khu vực với chức năng khác nhau giúp người nội trợ di chuyển và thao tác thuận tiện hơn trong việc nấu nướng và chế biến.
Tủ bếp Laminate kiểu chữ U phù hợp với không gian bếp có diện tích lớn
Thiết kế tủ bếp chữ U có thể linh hoạt tích hợp bàn đảo, quầy bar thay vì chỉ thiết kế tủ bếp thông thường. Giải pháp này vừa giúp tăng tính thẩm mỹ, tăng diện tích sử dụng chuẩn bị đồ ăn, vừa giúp tăng diện tích lưu trữ qua những hộc kéo, ngăn tủ dưới quầy bar và bàn đảo .
>>> Khám phá thêm: 60+ mẫu tủ bếp có quầy bar đẹp sang trọng
Thông thường, người dùng sẽ khó phân biệt được hai loại bề mặt này vì tủ bếp Melamine và tủ bếp Laminate có vẻ bề ngoài trông rất giống nhau.
Tuy nhiên, có một cách khác mà bạn có thể áp dụng để phân biệt được hai loại bề mặt này đó chính là cảm nhận độ dày. Bằng trực quan, khi sờ trực tiếp vào bề mặt hai loại chất liệu này, cấu tạo Melamine sẽ mỏng hơn rất nhiều so với Laminate, bạn có thể dễ dàng kiểm tra qua những vị trí hở của sản phẩm nội thất ví dụ như các chỗ khoan vít, tay cầm,…. Khi đó bạn cần chú ý: bề mặt Melamine là lớp giấy phủ chỉ có độ dày khoảng 0.2 – 0.3mm, nhưng bề mặt Laminate dày hơn nhiều, từ 0.5 – 1mm.
Mặt khác, tủ bếp Laminate có khả năng uốn cong theo mọi yêu cầu và chống trầy xước cực kỳ tốt. Chính vì sở hữu những ưu điểm vượt trội mà bề mặt tủ bếp phủ Laminate có mức giá thành cao hơn khá nhiều so với tủ bếp gỗ công nghiệp Melamine.
Phân biệt tủ bếp gỗ công nghiệp MDF được phủ Melamine và Laminate
Tuy nhiên, chính vì có đặc điểm chung là bề mặt giống nhau, bạn có thể dễ dàng kết hợp 2 chất liệu này cùng nhau, phương pháp này vừa giúp tiết kiệm chi phí mà vẫn có thể hoàn thiện tủ bếp đẹp hoàn hảo.
>>> Khám phá thêm:
Để giúp bạn có thể dễ dàng đánh giá về mức độ phù hợp của tủ bếp Laminate với không gian căn hộ và dự toán sơ bộ tổng ngân sách của mình. Nên ngoài những đặc điểm về bề mặt này được cung cấp thông tin ở trên thì dưới đây sẽ là là mức báo giá thi công tủ bếp Laminate tại đơn vị Mạnh Hệ để bạn tham khảo:
BẢNG GIÁ THI CÔNG NỘI THẤT TỦ BẾP GỖ MDF KHÁNG ẨM PHỦ LAMINATE | |||
Sản phẩm | Kích thước tiêu chuẩn | ĐVT | MDF (Thùng luôn là Melamine thay đổi vật liệu chỉ là thay cánh) |
Tủ bếp trên | Sâu 350, cao 800 | md | 3.300.000 |
Tủ bếp dưới | Sâu 600, cao 810 | md | 4.600.000 |
BẢNG GIÁ THI CÔNG NỘI THẤT TỦ BẾP GỖ MFC KHÁNG ẨM PHỦ LAMINATE | |||
Sản phẩm | Kích thước tiêu chuẩn | ĐVT | MFC (Thùng luôn là Melamine thay đổi vật liệu chỉ là thay cánh) |
Tủ bếp trên | Sâu 350, cao 800 | md | 3.150.000 |
Tủ bếp dưới | Sâu 600, cao 810 | md | 3.950.000 |
(Bảng giá chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi theo từng thời điểm, kích thước hoặc phong cách)
Cách tính giá tủ bếp laminate:
Trong đó:
Hiểu rõ về báo giá sẽ giúp bạn dự trù kinh phí, nhưng thiết kế tủ bếp Laminate đẹp và bền bỉ còn đòi hỏi sự chú ý đến nhiều chi tiết. Dưới đây là những lưu ý quan trọng trong thiết kế tủ bếp Laminate.
Để sở hữu mẫu tủ bếp Laminate hoàn hảo, có tính thẩm mỹ cao và tiện ích lâu dài, cần cân nhắc nhiều yếu tố trong thiết kế từ kiểu dáng, màu sắc, chất liệu, đến vị trí phong thủy,….
Các loại bếp được đóng theo nhiều kiếu dáng khác nhau như chữ I, chữ L, chữ U…được lựa chọn còn tùy thuộc vào đặc điểm không gian và diện tích căn bếp của bạn sao cho phù hợp và tối ưu nhất. Tuy nhiên, một số gợi ý mà bạn có thể tham khảo như đối với căn hộ chung cư, không gian phòng bếp nên sử dụng mẫu thiết kế tủ bếp cao kịch trần, đóng theo dáng chữ I hoặc chữ L có thiết kế nhỏ gọn và đơn giản cho nhà bếp diện tích nhỏ.
Hệ tủ bếp gỗ công nghiệp phủ Laminate kiểu dáng chữ L nhỏ gọn
Còn với những căn hộ rộng như biệt thự, nhà phố hay những căn hộ chung cư cao cấp thì việc sử dụng tủ bếp Laminate kiểu dáng chữ U hoặc chữ G sẽ phù hợp hơn.
Để sở hữu một chiếc tủ bếp laminate hoàn hảo và thuận tiện cho người nội trợ khi thao tác chế biến và nấu nướng, đòi hỏi cần có sự cân đối giữa kích thước tủ bếp trên – tủ bếp dưới giúp hài hòa với tổng thể không gian căn bếp. Cụ thể:
Chiều cao trung bình của người Việt và kích thước chuẩn của bếp
>> Gợi ý: Bí kíp chọn kích thước tủ bếp phù hợp theo chiều cao và chuẩn phong thủy.
Với đa dạng màu sắc đơn sắc đến ánh kim, vân gỗ cùng khả năng uống cong nhẹ. Khi ứng dụng Laminate làm tủ bếp thường hướng đến phong cách hiện đại và phong cách tối giản, phong cách luxury. Nhất là cần chú ý hạn chế lựa chọn những phong cách cần chạm khắc quá nhiều như cổ điển, hay tân cổ điển cũ. Nhưng nếu phong cách tân cổ điển với những đường nét thẳng cong nhẹ tinh tế như hiện nay, thì bạn hoàn toàn có thể vô tư lựa chọn laminate cho tủ bếp của mình.
Chọn phong cách thiết kế phù hợp với chất liệu laminate cho không gian bếp thêm độc đáo, bền đẹp
Màu sắc của tủ bếp Laminate có thể được lựa chọn dựa trên sở thích của mỗi cá nhân, tuy nhiên để tổng thể không gian trông hài hòa và hoàn hảo hơn, bạn cũng có thể tham khảo tips lựa chọn màu sắc tủ bếp dựa trên màu sắc chủ đạo hoặc phong cách thiết kế của căn hộ.
Lựa chọn màu sắc tủ bếp laminate phù hợp tổng thể không gian bếp
Ngoài ra, nếu là người quan tâm đến phong thủy thì bạn cũng có thể lựa chọn màu sắc phù hợp với mệnh của bản thân để mang lại nhiều nguồn năng lượng, cảm hứng cũng như sự may mắn cho mọi thành viên trong gia đình.
Do khu vực bếp thường xuyên tiếp xúc với nước và nhiệt độ cao, nên chọn cốt gỗ kháng ẩm như MDF hoặc HDF hay MFC, Plywood, Picomat. Đặc biệt cần chú ý hạn chế sử dụng ván dăm OSB hay 100% bằng gỗ nhựa, vì nhựa sẽ có khả năng bám vít kém hơn, nên dù đảm bảo khả năng chống nước cao nhưng các cánh tủ , phụ kiện trong quá trình sử dụng sẽ kém bền.
Một trong những tuyệt chiêu giúp cho căn bếp lúc nào cũng sạch sẽ, gọn gàng và ngăn nắp chính là việc tận dụng những thiết kế phụ kiện tủ bếp. Công cụ đắc lực giúp người nội trợ phân bộ các khu vực với công năng riêng biệt cho quá trình nấu nướng trở nên nhanh chóng và thuận tiện hơn.
Những phụ kiện tủ bếp thông minh dùng cho tủ bếp laminate hiện đại
Những mẫu phụ kiện tủ bếp ngày càng được cải tiến và nâng cấp như: giá nâng hạ tủ bếp trên, giá lưu trữ chén dĩa cố định, kệ đựng gia vị điện, giá tủ để đồ khô,….
Vị trí đặt tủ bếp sao cho hợp phong thủy cũng là một yếu tố bạn nên tham khảo khi thiết kế tủ bếp Laminate giúp mang lại không gian phòng bếp ấm áp, nơi hun lửa tình yêu cho mái ấm và mang đến sự hòa thuận và hạnh phúc cho gia đình.
Phong thủy đặt tủ bếp laminate đẹp đem đến nhiều lợi ích cho gia chủ
>>> Khám phá thêm: Quy tắc phong thủy nhà bếp nhất định phải tránh
Nội thất Mạnh Hệ là công ty chuyên thiết kế thi công nội thất, tại đây, chúng tôi có xưởng trực tiếp sản xuất đồ nội thất gia đình sẽ giúp khách hàng giảm tới 30% chi phí khi không phải qua trung gian.
Với đội ngũ nhân lực thợ mộc lành nghề, nhiều năm hoạt động trong nghề, cùng với đội ngũ nhà thiết kế sáng tạo, thiết kế tỉ mỉ. Mạnh Hệ tự tin mang đến dịch vụ thiết kế tủ bếp Laminate mà bạn có thể yên tâm khi tin tưởng lựa chọn và đồng hành.
Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm của Mạnh Hệ chắc chắn sẽ đem đến cho bạn một không gian bếp hoàn hảo
Không ngừng nỗ lực học hỏi và phát triển, đội ngũ nhân công thợ mộc và những nhà thiết kế của Mạnh Hệ luôn được đào tạo tạo và cập nhật kiến thức mới liên tục. Bí quyết tạo nên uy tín thương hiệu của chúng tôi chính là cách luôn đồng hành, tận tâm từ những chi tiết nhỏ nhất đến việc luôn nghiên cứu tìm tỏi và đưa ra được những giải pháp tốt nhất đến cho không gian căn hộ của bạn.
Những mẫu tủ bếp Laminate mà Nội thất Mạnh Hệ đã thi công lắp đặt tại nhà khách hàng
Những sản phẩm tủ bếp Laminate hoàn thiện sẽ được bọc hàng kỹ lưỡng để tránh trầy xước, vận chuyển cẩn thận đến nhà khách hàng. Đội ngũ nhân viên Mạnh Hệ tiến hành thi công, lắp đặt hoàn thiện tủ bếp Laminate giống với bản vẽ lên đến 95%, chất lượng sản phẩm đạt chuẩn, cùng chính sách bảo hành 2 năm và hỗ trợ sửa chữa trọn đời.
Vậy thì, còn chần chờ gì nữa mà không liên hệ ngay với Mạnh Hệ qua HOTLINE: 028.777.888.39 – Tel: 0869.048.791 để được nhận những ưu đãi hấp dẫn khi thiết kế thi công tủ bếp Laminate nhé!
>>> Xem thêm: |